Chủ tịchnước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quỹ Bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc Yoon Dae Hee.Ảnh: VPCTN |
Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Hàn Quốc là quốc gia liên tục duy trì vị trí số 1 về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Về trao đổi thương mại, kim ngạch thương mại song phương dự báo sẽ tăng lên mức 100 tỷ USD vào năm 2023 và đạt khoảng 150 tỷ USDvào năm 2030.
Để đạt được những mục tiêu đó, Chủ tịch nước cho rằng các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng, thành công của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam vừa là thành công của Việt Nam, vừalà kênh quảng bá tin cậy nhất về môi trường đầu tư của Việt Nam.
Thông tin về 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh mới chỉ có hơn 600 doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư, trong khi dư địa đầu tư tại các địa phương này còn rất lớn, Chủ tịch nước đề nghị Quỹ Bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc dành thời gian khảo sát tiềm năng kinh tế, cơ hội đầu tư tại 3 địa phương trên, làm cơ sở hỗ trợ nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư tại đây, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao.
Chủ tịch nước cũng đánh giá cao Quỹ đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội để hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thúc đẩy hợp tác với các cơ quan chức năng của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, tín dụng...
Báo cáo với Chủ tịch nước về kết quả làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Yoon Dae Hee cho biết, Quỹ Bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc là quỹ lớn nhất về bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp của Hàn Quốc, do đó, Quỹ có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện bảo lãnh tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam.
Đánh giá cao vai trò của Quỹ Bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại Việt Nam mở rộng và hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đồng thời đề nghị Quỹ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang quan tâm thúc đẩy như: công nghệ thông tin, công nghệ cao, đô thị thông minh, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng giao thông và các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ liên quan…/.
DIỆU THIỆN