Chú trọng cải cách trong nền kinh tế để tiếp tục thu hút FDI

(BKTO) - Để vươn lên trong chuỗi giá trị, trở thành nền kinh tế phát triển hơn và thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam cần có những cải cách trong nền kinh tế, đặc biệt là tăng cường cải cách khu vực tư nhân – các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị.

dau-tu-truc-tiep.png
Nguồn: WB

Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế vĩ mô tháng 8/2024 của WB cho biết: Mặc dù dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn duy trì, nhưng thặng dư tài khoản tài chính đạt mức thấp hơn trong quý đầu năm 2024 so với quý I/2023 do dòng vốn ròng ra ngoài tăng lên.

FDI tiếp tục ổn định ở mức 3,4% GDP trong quý I/2024, tương đồng với quý I/2023, do nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có niềm tin với triển vọng kinh tế của Việt Nam và do các chuỗi cung ứng tiếp tục dịch chuyển trên khắp khu vực.

Đầu tư gián tiếp có dòng vốn ròng ra nước ngoài tăng (đến 0,5% GDP trong quý I/2024 so với dòng vốn rút ra ròng ở mức 0,3% GDP trong quý I/2023) do các nhà đầu tư nước ngoài hiện thực hóa lợi nhuận vốn đầu tư của họ.

Bà Dorsati Madani - Chuyên gia Kinh tế cấp cao của WB - nhận định: Dòng vốn FDI chảy vào nền kinh tế tương đối ổn định, kể cả trong giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế. Các nhà đầu tư quốc tế coi  Việt Nam là một điểm đến đầy hứa hẹn và họ quan tâm để tiếp tục đối thoại, tiếp tục mối quan hệ trong thời gian tới.

Để duy trì dòng vốn FDI, bà Dorsati Madani khuyến nghị, Việt Nam cần phải “nâng cấp” nguồn vốn con người, cải thiện giao thông, viễn thông, điện, đảm bảo tính hấp dẫn của nền kinh tế. Đồng thời, để vươn lên trong chuỗi giá trị, trở thành nền kinh tế phát triển hơn và thu hút dòng vốn FDI, Việt Nam phải có những cải cách trong nền kinh tế, đặc biệt là tăng cường cải cách khu vực tư nhân. Môi trường quốc tế cho các hoạt động kinh tế đã thay đổi. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có sự thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đối với đầu công, Việt Nam phải bắt đầu từ công tác lập kế hoạch và thực hiện chu trình lập kế hoạch, đánh giá các dự án, cân nhắc đến các yếu tố xanh, lồng ghép trong quá trình thực hiện các dự án, sắp xếp, ưu tiên các dự án mang tính quốc gia, tạo sự thay đổi. Chính phủ đang xem xét sửa đổi Luật Đầu tư công để hỗ trợ và tạo thuận lợi dễ dàng về mặt thủ tục.

Cũng theo bà Dorsati Madani, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng. Việc một số nhà đầu tư rút khỏi Việt Nam là điều bình thường. “Chúng tôi nghĩ FDI không hề bị suy giảm chỉ vì một số doanh nghiệp quyết định không đầu tư nữa. Nhiều dữ liệu cho thấy, các nhà đầu tư vẫn nhất quán đầu tư vào Việt Nam, ít nhất là trong trung hạn. Về dài hạn, những nhà đầu tư có kỹ thuật, công nghệ tốt sẽ mang lại giá trị tăng thêm cho nền kinh tế” – bà Dorsati Madani nhận định.

Ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng của WB - lưu ý thêm, để thúc đẩy đầu tư từ các doanh nghiệp FDI, việc cải thiện môi trường kinh doanh là điều quan trọng. Đồng thời, cách thức quản lý dữ liệu cũng phải được quan tâm để đảm bảo liên thông, linh hoạt và cần đầu tư vào lĩnh vực này./.

Cùng chuyên mục
  • Chiến lược đầu tư mới của tỷ phú Warren Buffett
    một tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngoài đợt bán cổ phiếu Apple với số lượng lớn, Berkshire cũng cắt giảm các khoản đầu tư vào Bank of America, Chevron, Capital One, Floor & Decor Holdings, T-Mobile và Louisiana Pacific khiến lượng tiền mặt khổng lồ của Berkshire đã tăng lên mức kỷ lục 277 tỷ USD.
  • Đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia
    một tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong bối cảnh mới, ngành hàng lúa gạo cần chiến lược tổng thể để giải quyết thách thức về thị trường, tranh chấp thương mại... Đây là cơ sở để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia.
  • Đánh giá khách quan, toàn diện về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội
    2 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 22/7, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” làm việc với 4 Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp.
  • 5 trọng tâm, 4 khâu đột phá trong quy hoạch không gian biển quốc gia
    2 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra 5 vấn đề trọng tâm và 4 khâu đột phá có tính then chốt, sức lan tỏa lớn và tạo động lực cho phát triển.
  • Đảm bảo minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư công trung hạn
    2 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Để chuẩn bị cho công tác xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, cần quy định cụ thể các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) trong giai đoạn này - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Chú trọng cải cách trong nền kinh tế để tiếp tục thu hút FDI