Chứng khoán phái sinh - công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư

(BKTO) - Thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) đã từng bước trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư. Đặc biệt, khi thị trường cơ sở giảm điểm mạnh, thị trường phái sinh còn góp phần làm giảm áp lực bán tháo, giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư, làm cho thị trường cân bằng hơn, góp phần hạn chế đà sụt giảm của chỉ số thị trường cơ sở.

12.jpg
TTCKPS ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam. Ảnh minh họa

Quy mô và thanh khoản tăng trưởng mạnh mẽ

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, sau 6 năm hoạt động, TTCKPS đã có bước tăng trưởng tốt, ổn định, giao dịch sôi động và ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Cụ thể, quy mô thị trường và thanh khoản của sản phẩm hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng bình quân 38,65%/năm giai đoạn 2018-2022, trong đó, năm 2020 ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất 79,9% so với năm 2019 và năm 2022 tăng trưởng 43,8% so với năm 2021.

7 tháng của năm 2023, khối lượng giao dịch bình quân đạt 225.178 hợp đồng/phiên, giảm 17,41% so với năm 2022. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giao dịch bình quân năm cao thứ nhì, chỉ sau mức cao nhất trong năm 2022. Tính chung 6 năm, tăng trưởng bình quân giao dịch HĐTL chỉ số VN30 đạt 27,46%. Khối lượng hợp đồng mở (OI) của HĐTL VN30 từ 8.077 hợp đồng tại thời điểm cuối năm 2017 đã tăng lên 62.077 hợp đồng vào cuối tháng 7/2023.

Đáng lưu ý, TTCKPS đã từng bước trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư. Đặc biệt, khi thị trường cơ sở giảm điểm mạnh, thay vì phải bán cổ phiếu trên thị trường cơ sở để quản trị rủi ro danh mục đầu tư, nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán (short) trên thị trường phái sinh. Điều này giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư, làm cho thị trường cân bằng hơn, giảm áp lực bán tháo và góp phần hạn chế đà sụt giảm của chỉ số thị trường cơ sở.

Đây cũng là ưu điểm phù hợp với diễn biến chung của TTCKPS thế giới, khi các thị trường cơ sở trên thế giới bước vào xu hướng giảm, giao dịch chứng khoán cơ sở giảm, trong khi đó, nhu cầu phòng vệ rủi ro cho danh mục chứng khoán cơ sở tăng lên khiến dòng tiền tập trung vào TTCKPS như một tất yếu khách quan.

Không những thế, TTCKPS còn là một kênh đầu tư sinh lời cho nhà đầu tư. Với việc được giao dịch 2 chiều và mua, bán liên tục ngay trong phiên, nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường cơ sở giảm mạnh.

Nhờ lợi thế này, thị trường phái sinh đã ngày càng thu hút nhà đầu tư, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh liên tục tăng lên. Tính đến ngày 31/7/2023, TTCKPS đã có 1.341.152 tài khoản, gấp 546 lần so với thời điểm mới khai trương thị trường…

Bên cạnh những kết quả đạt được, TS. Nguyễn Thị Kim Anh - Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - cho rằng, cơ cấu công cụ phái sinh trên thị trường chưa đa dạng để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. HĐTL chỉ số VN30 đã được giao dịch thành công nhưng chỉ được giao dịch trên tài sản cơ sở là chỉ số VN30 mà chưa giao dịch trên những chỉ số chứng khoán khác có thể có tính đại diện tốt hơn.

Thêm vào đó, TTCKPS mới chỉ thu hút chủ yếu sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Tỷ trọng giao dịch của nhóm nhà đầu tư này mặc dù có xu hướng giảm qua các năm nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao.

Cơ cấu công cụ phái sinh trên thị trường chưa đa dạng để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. HĐTL chỉ số VN30 đã được giao dịch thành công nhưng chỉ được giao dịch trên tài sản cơ sở là chỉ số VN30 mà chưa giao dịch trên những chỉ số chứng khoán khác có thể có tính đại diện tốt hơn. Thêm vào đó, TTCKPS mới chỉ thu hút chủ yếu sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Tỷ trọng giao dịch của nhóm nhà đầu tư này mặc dù có xu hướng giảm qua các năm nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao.

TS. Nguyễn Thị Kim Anh - Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cần thêm cơ chế và các sản phẩm phái sinh mới

Để khắc phục những hạn chế nêu trên và góp phần phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh thời gian tới, TS. Nguyễn Thị Kim Anh khuyến nghị: Trước hết, cơ quan quản lý thị trường tiếp tục nghiên cứu triển khai những sản phẩm phái sinh mới, cụ thể là HĐTL trên chỉ số cổ phiếu khác, chẳng hạn chỉ số VNX200.

Hiện nay, chỉ số cơ sở cho hợp đồng là VN30 cũng còn nhiều hạn chế do biến động của chỉ số phụ thuộc vào một số rất nhỏ những mã chứng khoán chủ chốt. Ngoài ra, có thể triển khai hợp đồng quyền chọn trên chỉ số chứng khoán; HĐTL, hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu đơn lẻ, qua đó góp phần đa dạng hóa sản phẩm phái sinh trên thị trường.

Thứ hai, nhiều chính sách thu hút những nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch trên TTCKPS Việt Nam. Đây là đối tượng có vai trò quan trọng trong phát triển giao dịch và tăng tính thanh khoản thị trường. Bởi, giao dịch phái sinh đòi hỏi nhà đầu tư am hiểu về sản phẩm, quản trị rủi ro và danh mục đầu tư đa dạng. Để thu hút được các nhà đầu tư này, cần tăng cường minh bạch thông tin, không ngừng cải tiến kỹ thuật giao dịch và tăng cường quảng bá về thị trường; giảm chi phí giao dịch.

Thứ ba, đa dạng mục tiêu sử dụng các công cụ phái sinh theo hướng phòng ngừa rủi ro, đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá. TTCKPS đã hoạt động gần 6 năm với sự phát triển năm sau cao hơn năm trước, nhà đầu tư cũng đã nắm được cơ chế hoạt động và các rủi ro đi kèm.

Do đó, trong tương lai, khi TTCKPS Việt Nam phát triển ở giai đoạn kế tiếp, sản phẩm được đa dạng hóa, nhà đầu tư có thể tham gia vào thị trường với nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau, thu hút sự tham gia từ nhiều nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, qua đó góp phần làm tăng tính thanh khoản và sự ổn định của thị trường phái sinh.

Nhằm phát huy hơn nữa vai trò phòng vệ rủi ro cũng như kênh đầu tư hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư, trong Thông cáo phát đi mới đây, HNX cũng khẳng định: TTCKPS cần có thêm các sản phẩm phái sinh mới như HĐTL trên chỉ số mới (VN100) - hiện đang được gấp rút triển khai và sẽ sớm đưa vào giao dịch trên thị trường. Trong tương lai, các sản phẩm HĐTL trên cổ phiếu đơn lẻ và hợp đồng quyền chọn tiếp tục là các lựa chọn thích hợp để nghiên cứu và có kế hoạch bổ sung sản phẩm cho thị trường./.

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu TTCKPS tăng trưởng trung bình 20-30% mỗi năm.

Cùng chuyên mục
  • Chủ động xây dựng lộ trình điều chỉnh giá đồng bộ, tránh dồn vào cuối năm
    8 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Đây là nội dung trong Thông báo 348/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá - về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 7 tháng đầu năm 2023 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.
  • Tiếp tục hoàn thiện quy định về Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích
    8 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Sáng 24/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi). Tại phiên họp, việc hoàn thiện quy định về Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ - là nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên UBTVQH.
  • Đồng ý cho cơ quan thanh tra được trích một phần tiền thu hồi qua thanh tra
    8 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Sáng 24/8, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thông qua về nguyên tắc, nội dung cơ bản của Dự thảo Nghị quyết của UBTVQH quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN).
  • Xác định nguồn tiền lương bổ sung để VNA trả cho phi công người Việt
    8 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2023/NĐ-CP bổ sung Nghị định số 87/2021/NĐ-CP ngày 29/9/2021 của Chính phủ về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.
  • Làm rõ những vướng mắc trong hoàn thuế Giá trị gia tăng
    9 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Qua phản ánh, kiến nghị từ đại diện người nộp thuế, doanh nghiệp tại địa phương cho thấy, công tác hoàn thuế Giá trị gia tăng (GTGT) thời gian qua đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập.
Chứng khoán phái sinh - công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư