Công tác phát hành, quản lý và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010-2013: Kỳ II: Nhiều hạn chế cần khắc phục

(BKTO) - Qua các cuộc kiểm toánChuyên đề quản lý và sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2010-2012 và Chuyên đề quản lývà sử dụng vốn TPCP năm 2013, KTNN đã chỉ ra trong công tác quản lý, điều hànhvà sử dụng vốn TPCP còn có những hạn chế, bất cập. Một số hạn chế của việc quảnlý và sử dụng vốn TPCP đã được KTNN kiến nghị sau khi kiểm toán Chuyên đề quảnlý và sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2010-2012 thì đến năm 2013 vẫn chưa được khắcphục.




Việc phân bổ vốn TPCP chủ yếu theo dự án, dẫn đến bất cập, chưa tạo được sự công bằng giữa các vùng, miền, địa phương. Ảnh: T.S
Trong những hạn chế đó, có vấn đề cơ chế phân bổ vốn TPCP còn bất cập, chưa hợp lý. Ở giai đoạn 2010-2012, trong cơ chế phân bổ vốn TPCP vẫn chưa xây dựng được tiêu chí phân bổ vốn theo vùng, miền, dẫn đến số vốn phân bổ giữa các địa phương có sự chênh lệch lớn. Một số địa phương như tỉnh Ninh Bình được phân bổ hơn 6,3 ngàn tỷ đồng, Thanh Hóa hơn 4,3 ngàn tỷ đồng, Phú Thọ hơn 3,6 ngàn tỷ đồng, Nghệ An hơn 3,3 ngàn tỷ đồng, Hà Tĩnh hơn 3,2 ngàn tỷ đồng…, trong khi các tỉnh miền núi khó khăn được bố trí vốn thấp như Tuyên Quang chỉ được bố trí 997 tỷ đồng, Cao Bằng 872 tỷ đồng, Lạng Sơn 636 tỷ đồng, Bắc Kạn 816 tỷ đồng, Quảng Ninh 494 tỷ đồng, Bình Phước 474 tỷ đồng, Tây Ninh 391 tỷ đồng…

Có những địa phương không thuộc địa bàn ưu tiên nhưng lại được ứng trước kế hoạch vốn lớn như số dư ứng trước đến ngày 31/12/2012 cho tỉnh Ninh Bình lên tới 3.436 tỷ đồng, Thanh Hóa 1.198 tỷ đồng, Phú Thọ 1.210 tỷ đồng, Nam Định 1.029 tỷ đồng, TP.Hà Nội 482 tỷ đồng… Vấn đề này tiếp tục được KTNN phản ánh trong báo cáo kiểm toán Chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn TPCP năm 2013: việc phân bổ vốn TPCP không có tiêu chí phân bổ vốn cụ thể theo vùng, miền, địa phương mà phân bổ vốn theo dự án, dẫn đến bất cập chưa tạo được sự công bằng giữa các vùng, miền, địa phương.

Bên cạnh hạn chế này, KTNN cũng đã chỉ ra một số bất cập lớn khác khi kiểm toán Chuyên đề quản lý và sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2010-2012. Đáng chú ý như một số địa phương phê duyệt nhiều dự án đầu tư khi không xác định rõ nguồn vốn đầu tư và khả năng cân đối nguồn vốn, điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lớn gây thiếu vốn nghiêm trọng. Chẳng hạn, tỷ lệ vốn đã phân bổ trên tổng mức đầu tư được phê duyệt của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn TPCP của một số địa phương đạt thấp như Cà Mau 23%¸ Hải Dương 25%, Hưng Yên 23%, Hậu Giang 30%...

Cùng với đó là tình trạng một số địa phương đã phân bổ vốn chậm, phân bổ vốn cho các dự án ngoài danh mục được phê duyệt. Đơn cử như TP.Hà Nội đã bố trí vốn ứng nguồn TPCP cho các dự án ngoài danh mục được phê duyệt hơn 198 tỷ đồng, phân bổ vốn cho các dự án không có trong đăng ký nhu cầu ban đầu 379 tỷ đồng (đã giải ngân 350 tỷ đồng), phân bổ 270 tỷ đồng (đã giải ngân 269 tỷ đồng) cho 15 dự án sử dụng nguồn vốn NSNN.

Một số địa phương đã thực hiện điều chuyển vốn khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép; phân bổ vốn vượt mức vốn giao trong giai đoạn; bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện, thủ tục đầu tư, cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư do bổ sụng hạng mục, tăng quy mô không đúng quy định, cho các dự án quá thời gian quy định, không căn cứ nhu cầu và khả năng thực hiện, bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, nguồn xổ số kiến thiết và các nguồn hợp pháp khác không đảm bảo tỷ lệ quy định.

Kết quả kiểm toán Chuyên đề quản lý và sử dụng vốn TPCP năm 2013 cũng chỉ ra nhiều hạn chế tương tự: các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương xây dựng nhu cầu vốn chưa theo thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện nên tỷ lệ giải ngân thấp; thậm chí có địa phương đăng ký nhu cầu vốn cho dự án đã đình hoãn, giãn tiến độ, dự án đã bố trí đủ vốn, dự án không có nhu cầu, vượt kế hoạch vốn, không có trong danh mục dự án được sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2012-2015. Từ đó dẫn tới việc phân bổ, giao kế hoạch vốn vượt nhu cầu, vượt tổng mức vốn TPCP giai đoạn 2012-2015, giao kế hoạch vốn cho một số dự án không thuộc danh mục dự án được sử dụng vốn TPCP, một số dự án địa phương không đăng ký nhu cầu.

Hơn nữa, việc rà soát danh mục dự án để bổ sung kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2014-2016 còn sai lệch và chưa đúng nguyên tắc “các dự án được bổ sung phải có trong danh mục sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 đã được Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt”, dẫn đến 4 dự án không thuộc danh mục được sử dụng vốn TPCP đã giải ngân hơn 1.273 tỷ đồng và một số dự án tăng quy mô được xác định sử dụng vốn TPCP 1.437 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số địa phương đã phân bổ vốn cho dự án khởi công mới, chưa sát thực tế, chậm, sai mục tiêu, vượt mức vốn được hỗ trợ, ngoài danh mục dự án được trung ương giao.

Có địa phương đã điều chỉnh kế hoạch vốn khi chưa có ý kiến của Bộ KH&ĐT, điều chỉnh vượt tổng mức vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 được giao. Do một số địa phương ứng trước vốn cho dự án không có trong danh mục dự án được sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 nên không có nguồn để thu hồi vốn đã ứng trước 269 tỷ đồng, không đảm bảo tỷ lệ giải ngân. Việc thu hồi vốn ứng trước chưa tích cực nên số vốn chưa thu hồi còn lớn, tổng số vốn ứng trước kế hoạch chưa thu hồi đến hết năm 2012 được KTNN xác định là 26.264,9 tỷ đồng nhưng bố trí thu hồi trong năm 2013 là 16.644,1 tỷ đồng, tương đương 63,4%. Thậm chí có địa phương không thu hồi vốn ứng trước mà còn tiếp tục bố trí vốn; bố trí vốn để thu hồi vốn ứng trước cho dự án không được ghi kế hoạch vốn giai đoạn 2012-2015; sử dụng vốn ứng trước của dự án được ứng trước sang dự án không được ứng trước.

Thiết nghĩ, phát hành TPCP là một chủ trương lớn phục vụ quốc kế dân sinh, nên những bất cập, hạn chế mang tính chất lặp lại nêu trên cần phải được chấn chỉnh, khắc phục, đảm bảo công tác quản lý, điều hành và sử dụng vốn TPCP được thực hiện theo đúng quy định nhằm phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn.

H.THOAN


Cùng chuyên mục
  • Đẩy mạnh kiểm toán hoạt động góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO)-Nhằm từng bước hiện thực hóa một trong những nội dung quan trọng củaChiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 là đẩy mạnh loại hình kiểm toán hoạtđộng (KTHĐ), KTNN đã triển khai 2 cuộc KTHĐ độc lập đầu tiên thí điểm trong năm2014: Kiểm toán Chương trình nhà ở xã hội (NOXH) của TP.Hà Nội 2011-2014; Kiểmtoán Công tác cấp phép và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở y tếtư nhân (YTTN) trên địa bàn TP.Hà Nội 2012-2014. Để giúp bạn đọc có cái nhìntoàn diện hơn về mục tiêu, ý nghĩa của các cuộc kiểm toán này, Báo Kiểm toán đãcó cuộc phỏng vấn ông Vũ Văn Họa - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
  • Đại hội Đảng bộ KTNN lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020: Đoàn kết, thống nhất, dân chủ và trí tuệ
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO)- Trong 2 ngày 11 và 12/8,tại Hà Nội, Đảng bộ KTNN đãlong trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệmkỳ 2015-2020.
  • Công tác cấp phép và quản lý hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân ở Hà Nội giai đoạn 2012-2014: Kỳ III
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO)- Như đã thông tin trên số báo ra kỳ trước, qua công tác thực hiện kế hoạchthanh tra, kiểm tra tại các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB), các cơ quan quản lýnhà nước của TP.Hà Nội đã ra quyết định xử lý sai phạm, góp phần chấn chỉnh vànâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở KCB. Tuy nhiên, KTNN cho rằnghiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn chưa cao do thanh tra, kiểmtra và xử lý sai phạm còn nhiều hạn chế.
  • Hoàn thiện công cụ pháp lý quan trọng của KTNN
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO)-Ngày 22/7, tạiHà Nội, KTNN đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng dự án Luật KTNN (sửađổi) nhằm đánh giá lại quá trình tổ chức xây dựng Luật. Tham dự Hội nghị có nguyênTổng Kiểm toán nhà nước Đỗ Bình Dương; nguyên Tổng Kiểm toán nhà nước, TrưởngBan Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ; đại diện lãnh đạo Ủy ban Tài chính -Ngân sách và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Về phía KTNN, dự và chủ trì Hội nghịcó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Hữu Vạn; các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước: CaoTấn Khổng, Nguyễn Quang Thành cùng các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập LuậtKTNN (sửa đổi) và đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc KTNN.
  • Lấp lỗ hổng chính sách về thuế Tiêu thụ đặc biệt
    9 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO)- Hàng năm, qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xửlý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng góp phần tăng thu, giảm chi trực tiếp cho NSNN.Bên cạnh đó, KTNN còn kiến nghị sửa đổi nhiều cơ chế, chính sách góp phần giántiếp ngăn chặn việc thất thu cho ngânsách. Mới đây, KTNN đã kiến nghị truy thu đối với Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) 408 tỷ đồng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)niên độ 2013 nộp NSNN, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu sửađổi chính sách đối với thuế TTĐB.
Công tác phát hành, quản lý và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010-2013: Kỳ II: Nhiều hạn chế cần khắc phục