Cuộc chiến chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Còn lắm gian nan Trong nhiều năm qua, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền

(BKTO) - Trong nhiều năm qua, tình trạng sản xuất,buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) vẫn diễn biến phức tạp vớinhiều thủ đoạn tinh vi, làm thiệt hại kinh tế của mỗi đơn vị, mỗi ngành, lĩnh vực,ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản, sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Tuynhiên, việc xử lý nhóm vi phạm này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.



`
6 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường đã xử phạt trê 5,5 tỷ đồng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, Ảnh TK
Xử lý gần 1.000 vụ vi phạm trong 6 tháng

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, giai đoạn 2012-2015, Thanh tra Bộ đã xử lý 485 vụ việc, 332 trường hợp vi phạm, xử phạt trên 5 tỷ đồng liên quan đến hàng giả, xâm phạm quyền SHTT. 6 tháng năm 2016, cơ quan này cũng đã xử lý trên 50 vụ việc theo đề nghị của chủ thể quyền và cảnh sát kinh tế.

Còn thống kê của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho thấy, 6 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 925 vụ, xử phạt trên 5,5 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm trên 4,5 tỷ đồng về giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bao bì; xử lý 222 vụ, phạt trên 734 triệu đồng, trị giá tang vật ước tính trên 5,3 tỷ đồng vi phạm giả về tem, nhãn bao bì hàng hóa…

Đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho rằng, các cơ quan chỉ thụ lý và xử lý xâm phạm quyền SHTT khi người chủ của quyền SHTT bị xâm phạm báo cáo vụ việc lên cơ quan chức năng, do vậy thực tế việc xâm phạm quyền SHTT lớn hơn nhiều so với số liệu của các cơ quan chức năng.Theo nhận định của Cục Quản lý thị trường, Việt Nam nằm trong khu vực năng động nên nhiều nguồn cung về nguyên liệu tạo điều kiện cho tình trạng sản xuất hàng giả, hàng vi phạm SHTT gia tăng. Thời gian qua, vi phạm nổi cộm ở các nhóm mặt hàng: thực phẩm, vật tư nông nghiệp, dược phẩm, vật liệu xây dựng, hàng hoá tiêu dùng... Các đối tượng thường sản xuất số lượng nhỏ, làm đến đâu tiêu thụ đến đó, theo mùa vụ.

Đặc biệt, công nghệ thông tin ngày càng phát triển khiến việc kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền SHTT online ngày càng phổ biến nhưng khó phát hiện, khó kiểm soát. Thế nhưng, công tác xử lý còn khó khăn do chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn là xử lý hành chính, ít vụ việc bị khởi tố hình sự; nhiều cơ quan thực thi nhưng phân công chưa phù hợp, chồng chéo, phân tán, hiệu quả cơ chế phối hợp chưa cao.

Tăng cường quản lý, nâng cao nhận thức người dân

Từ góc độ của cơ quan điều tra, Thượng tá Nguyễn Hữu Cừ - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (Bộ Công An) cho rằng, vì mục tiêu lợi nhuận, nên việc làm giả các sản phẩm được bảo hộ để giành giật thị trường trở thành hiện tượng phổ biến. Hàng hóa nào có thương hiệu, có uy tín được người tiêu dùng ưa chuộng thì lập tức có hàng giả.

Hàng giả xâm phạm SHTT không chỉ được sản xuất trong nước mà còn được sản xuất ở nước ngoài sau đó đưa vào Việt Nam bằng cả đường chính ngạch, tiểu ngạch, trong đó chủ yếu nhập lậu qua biên giới phía Bắc để gắn nhãn mác giả và tiêu thụ. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, vì nếu các đối tượng bị bắt giữ trên đường vận chuyển thì cơ quan chức năng không thể xử lý được hàng giả vì không chứng minh được ý thức chủ quan của người vận chuyển; hoặc hàng hóa mới chỉ là các chi tiết, chưa có nhãn mác và chưa là sản phẩm hoàn chỉnh.Đối với hàng giả xâm phạm SHTT sản xuất trong nước, chủ yếu là sản xuất thủ công, hoặc lắp ráp linh kiện, đóng gói sản phẩm thì các đối tượng thường thuê địa điểm hẻo lánh, khu vực giáp ranh vừa để ở, vừa để làm hàng giả, thời gian thuê ngắn rồi đổi địa điểm khác để tránh bị phát hiện. Việc sản xuất được giữ bí mật, chia ra nhiều công đoạn, nhiều nơi khác nhau.

Trước hàng loạt khó khăn trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng xâm phạm SHTT, nhiều ý kiến cho rằng, SHTT là loại tài sản đặc biệt, tài sản vô hình, không thể bằng cách thuần túy để nhận dạng được.

Vì vậy trong thời gian tới, các cơ quan thực thi pháp luật cần tiếp tục nâng cao hiểu biết về quyền SHTT, phối hợp chặt chẽ, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế giúp cho các cán bộ thực thi nâng cao năng lực của mình để có thể nhanh chóng ứng phó được với tình trạng xâm phạm quyền SHTT ngày càng gia tăng; tiếp tục nghiên cứu xây dựng pháp luật về thực thi quyền SHTT, tăng cường các hoạt động thực thi, xử lý xâm phạm quyền SHTT. Ngoài ra, trong cuộc chiến này, người dân đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận thức hơn về quyền SHTT để góp phần vào việc xóa bỏ hàng giả, hàng nhái trên thị trường.

LÊ HÒA

Cùng chuyên mục
  • Nữ cận vệ của Bác và ký ức về những ngày tham gia giành chính quyền
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ở tuổi “cổ laihy”, nhưng Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận - nguyên Phó Cục trưởng CụcCảnh vệ (Bộ Công an) vẫn minh mẫn và nhanh nhẹn. Chuyện của mấy mươi năm trước,bà vẫn nhớ và kể rành rọt, đặc biệt khi gợi nhắc về những ngày chuẩn bị Tổng khởinghĩa giành chính quyền và cơ duyên được cận kề bên Bác, ánh mắt của nữ cận vệ nămxưa sáng lên vẻ tinh anh.
  • Đổi mới phong cách phục vụ: Người bệnh có hài lòng?
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cùng với các chính sách về đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới cơ chế tài chính, Bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, ngành Y tế đã có hẳn một Đề án nhằm quyết liệt đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Tuy nhiên, sau một năm triển khai Đề án, những nỗ lực của ngành Y tế dường như chưa phát huy hiệu quả.
  • Từ vụ sập nhà ở Cửa Bắc (Hà Nội): Người dân vẫn... “sống trong sợ hãi”!
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tình trạng sốngtrong những ngôi nhà, khu tập thể cũ đang làm gia tăng nỗi lo mất an toàn chongười dân. Ví dụ điển hình về những thiệt hại nặng nề từ vụ tai nạn tại nhà số43 phố Cửa Bắc (Ba Đình, Hà Nội) mới đây đã tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnhbáo không chỉ với Hà Nội mà đối với các đô thị khác trên cả nước.
  • Cần minh bạch doanh thu tại các dự án BOT
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hiện nay, các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đang được thực hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên do thiếu sự giám sát, nhiều trạm thu phí BOT đã luồn “lách” để tận thu, làm thất thoát tiền của Nhà nước, gây thiệt hại cho người dân và DN. Câu chuyện chênh lệch doanh thu tại trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ những ngày qua là một ví dụ điển hình.
  • Giáo dục chuyên nghiệp tiếp tục gặp khó
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hơn 20 cơ sở không tuyển được họcsinh Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trong năm học vừa qua - cho thấy những khókhăn trong công tác tuyển sinh của giáo dục chuyên nghiệp những năm gần đây. Trongkhi đó, công tác phân luồng, hướng nghiệp được cho là vẫn còn nhiều bất cập vàchưa đủ mạnh để thu hút người học vào bậc học này.
Cuộc chiến chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Còn lắm gian nan Trong nhiều năm qua, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền