Từ vụ sập nhà ở Cửa Bắc (Hà Nội): Người dân vẫn... “sống trong sợ hãi”!

(BKTO) - Tình trạng sốngtrong những ngôi nhà, khu tập thể cũ đang làm gia tăng nỗi lo mất an toàn chongười dân. Ví dụ điển hình về những thiệt hại nặng nề từ vụ tai nạn tại nhà số43 phố Cửa Bắc (Ba Đình, Hà Nội) mới đây đã tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnhbáo không chỉ với Hà Nội mà đối với các đô thị khác trên cả nước.



Quản lý kém hiệu quả

Sự cố sập nhà nghiêm trọng xảy ra tại ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc xảy ra mới đây đã cướp đi sinh mạng của hai người, làm nhiều người khác bị thương khiến người dân Thủ đô lo lắng, hoang mang. Đây cũng không phải là lần đầu tiên xảy ra tai nạn như trường hợp nêu trên. Nhiều sự cố do sập nhà trước đó đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, điển hình như vụ sập biệt thự cổ ở số 107 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) cướp đi mạng sống nhiều người dân; sập nhà cao tầng ở Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa)... Trong đó, nguyên nhân phần lớn là do nhà cũ nát hoặc thi công, sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gây ra.

Hậu quả do vụ tai nạn sập nhà ở phố Cửa Bắc gây ra sẽ là nỗi ám ảnh kinh hoàng với người dân Thủ đô.Ảnh:TK
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, Thủ đô hiện có hơn 1.500 chung cư cũ có quy mô từ 2 - 5 tầng, tập trung ở 4 quận nội thành cũ là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Thành phố cũng tồn tại hàng nghìn nhà ở thuộc sở hữu của người dân có tuổi thọ nửa thế kỷ với chất lượng đã xuống cấp, không đáp ứng được các yêu cầu về môi trường sống. Cùng với Hà Nội, TP. HCM cũng là một trong những địa phương tập trung số lượng lớn chung cư cũ, chủ yếu được xây dựng trước năm 1975. Tuy nhiên, cho đến nay việc cải tạo các chung cư này vẫn gặp nhiều khó khăn do không giải quyết được hài hòa lợi ích của người dân và chủ đầu tư. Trong khi đó, công tác quản lý đối với các công trình này được đánh giá là chưa hiệu quả, dẫn đến việc cải tạo, sửa chữa cơi nới tùy tiện, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chịu lực của kết cấu công trình. Thực tế này dẫn đến nhiều vụ sập đổ tường, cháy nổ, mất an toàn đã xảy ra, đe dọa trực tiếp đến tài sản và tính mạng của nhân dân.

Theo Kiến trúc sư (KTS) Ngô Doãn Đức - nguyên Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, đặc trưng của các khu nhà cổ, nhà cũ là có tuổi thọ rất lâu đời, nền móng rất yếu, thậm chí là không có móng; nhà nọ chen chúc, nâng đỡ nhà kia nên khi một nhà đào móng cũng có thể ảnh hưởng tới an toàn của các nhà xung quanh. Do đó, tình trạng đổ sập các căn nhà như vậy đã được cảnh báo trước, song người dân chưa chú ý, cơ quan quản lý, giám sát thiếu trách nhiệm đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Đây là bài học không chỉ riêng với Hà Nội mà còn có tác dụng cảnh báo chung cho các khu vực đô thị, đặc biệt là các khu phố cũ, phố cổ tại các đô thị lớn trên cả nước.

Bất an với chính ngôi nhà của mình

Trở lại với vụ tai nạn do sập nhà ở phố Cửa Bắc, mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Nguyên nhân, trách nhiệm của người có liên quan trong vụ tai nạn sẽ sớm được điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, những hậu quả do vụ tai nạn gây ra sẽ là nỗi ám ảnh kinh hoàng với người dân Thủ đô, nhất là trong bối cảnh còn rất nhiều gia đình hiện đang sống trong các căn nhà, khu tập thể cũ.

Khẳng định việc thay đổi hiện trạng các công trình có tuổi thọ cao, nằm trong khu vực phố cổ, phố cũ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, KTS Trần Huy Ánh (Hội KTS Việt Nam) cho rằng, khi cấp phép cho xây dựng thì dứt khoát phải có đánh giá tác động môi trường của nhà đó xem có ảnh hưởng đến nhà bên cạnh không. Ngoài ra, quá trình thi công các công trình này phải được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan có chuyên môn, đề phòng những tác động sai lệch, gây nguy hiểm đến công trình xung quanh.

Còn theo KTS Ngô Doãn Đức, đối với việc cải tạo các nhà cổ, nhà cũ, ngoài việc đánh giá tác động môi trường, cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật kèm theo để đảm bảo an toàn tối đa cho các nhà xung quanh. Cụ thể, trước khi phá dỡ nhà cũ hay đào móng mới, cần tiến hành làm khung thép đỡ cho các nhà cũ liền kề, tránh tác động đột ngột lên nền móng vốn yếu sẵn. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần có chế tài xử lý thật nặng, kiên quyết đối với các trường hợp xây dựng, cải tạo không phép trong khu vực phố cổ, phố cũ; không thể chờ đến khi tai nạn xảy ra thì mới chạy theo giải quyết thì không khác nào “mất bò mới lo làm chuồng”!

Trong khi những quy định về xây dựng, cải tạo nhà cổ, nhà cũ được các chuyên gia chỉ ra chưa được hệ thống hóa và thực thi một cách chặt chẽ, người dân sẽ còn phải lo lắng, sợ hãi trong môi trường sống không an toàn với những công trình cũ có thể đổ sập bất cứ lúc nào.


NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Cần minh bạch doanh thu tại các dự án BOT
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hiện nay, các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đang được thực hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên do thiếu sự giám sát, nhiều trạm thu phí BOT đã luồn “lách” để tận thu, làm thất thoát tiền của Nhà nước, gây thiệt hại cho người dân và DN. Câu chuyện chênh lệch doanh thu tại trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ những ngày qua là một ví dụ điển hình.
  • Giáo dục chuyên nghiệp tiếp tục gặp khó
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hơn 20 cơ sở không tuyển được họcsinh Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trong năm học vừa qua - cho thấy những khókhăn trong công tác tuyển sinh của giáo dục chuyên nghiệp những năm gần đây. Trongkhi đó, công tác phân luồng, hướng nghiệp được cho là vẫn còn nhiều bất cập vàchưa đủ mạnh để thu hút người học vào bậc học này.
  • Kiểm định khí thải xe máy: Cần cơ chế hợp lòng dân
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo Dự thảo Đề án quy định về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đốivới xe mô tô, xe gắn máy (sau đây gọi chung là xe máy) sẽ được triển khai tại 5thành phố trực thuộc T.Ư từ ngày 01/7/2018. Nhiều ý kiến cho rằng việc làm này làđúng và cần thiết, tuy nhiên, cần phải được hỗ trợ, khuyến khích bằng nhiều hìnhthức để người dân sẵn sàng đồng thuận, tự nguyện chấp hành. Nếu không, rất cóthể Đề án sẽ lại một lần nữa nằm trên… bản thảo vì chưa thực sự phù hợp vớithực tiễn.
  • Quản lý triển lãm nghệ thuật nhìn từ vụ tranh giả: Còn quá lỏng lẻo
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Câu chuyện hàng chục bức tranh nổi tiếng triển lãm tại Bảotàng Mỹ thuật TP. HCM được xác định là hàng giả thời gian gần đây đã khiến giớisưu tầm mỹ thuật, công chúng quan tâm không khỏi bức xúc. Vụ việc vừa qua chothấy, vấn đề quản lý triển lãm nghệ thuật hiện còn quá nhiều lỗ hổng pháp lý cầnsớm được khắc phục.
  • Đồng bằng sông Cửu Long trước nguy cơ mất an ninh nguồn nước
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo những rủi rotiềm ẩn, đe dọa đến an ninh nước Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khi 3 nướcLào, Thái Lan và Campuchia đang có những động thái đẩy mạnh đầu tư vào các dựán xây dựng thủy điện, chuyển nước trên sông Mê Kông…
Từ vụ sập nhà ở Cửa Bắc (Hà Nội): Người dân vẫn... “sống trong sợ hãi”!