Cuộc họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Dự án EU-PFMO

(BKTO) - Sáng 07/7, tạiHà Nội, dưới sự chủ trì của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc - Trưởng BanChỉ đạo Dự án EU-PFMO, Ban Chỉ đạo đã tổ chức cuộc họp lần thứ nhất để thảoluận về Dự thảo Báo cáo Giai đoạn khởi động của Dự án EU-PFMO - Dự án hỗ trợKTNN cải thiện trách nhiệm giải trình, lập báo cáo, tính minh bạch và công tácgiám sát hoạt động quản lý tài chính công; thảo luận các nhiệm vụ cần triển khaitrong thời gian tiếp theo.



Tham dự cuộc họp có ông Bruno Angelet - Đại sứ EU tại Việt Nam; ông Miroslav Delaporte - Giám đốc quốc gia SECO, Cục hợp tác kinh tế Thụy Sỹ tại Việt Nam và các chuyên gia, cán bộ của Văn phòng Dự án EU-PFMO.

Toàn cảnh buổi họp

Ông Huby Betrand - Chuyên gia chính, Văn phòng Dự án đã trình bày về các nội dung của Dự thảo Báo cáo Giai đoạn khởi động Dự án, trong đó nêu rõ những ý kiến khác nhau giữa KTNN và chuyên gia để xin ý kiến Ban Chỉ đạo.

Theo đó, Dự thảo Báo cáo Giai đoạn khởi động gồm các nội dung: Giới thiệu về Dự án, mục tiêu và phạm vi hỗ trợ; Giới thiệu về KTNN, đánh giá thực trạng, phân tích khoảng trống và các khuyến nghị tương ứng; Đánh giá thực trạng, phân tích khoảng trống và các khuyến nghị tương ứng về các nội dung thuộc 02 Trụ cột bao gồm: Chức năng nhân sự; cơ cấu tổ chức; đào tạo và tăng cường năng lực; Lập kế hoạch kiểm toán; kiểm soát chất lượng kiểm toán; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán; kiểm toán việc thực hiện kiến nghị kiểm toán và tăng cường sự hiện diện, tác động; Tiến độ triển khai hoạt động đến năm 2019, kế hoạch hoạt động tổng thể và kế hoạch hoạt động giai đoạn tháng 7/2017 – tháng 6/2018.

Góp ý cho Dự thảo Báo cáo Giai đoạn khởi động Dự án, các thành viên Ban chỉ đạo và Trưởng các nhóm công tác của KTNN cho rằng các Bên cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện Dự thảo Báo cáo Giai đoạn khởi động Dự án, nhằm đảm bảo Dự án hoạt động hiệu quả và phù hợp với nhu cầu thực tế của KTNN, phù hợp với Luật KTNN 2015, tránh trùng lặp với phạm vi hỗ trợ của các Dự án khác cũng như các nội dung mà KTNN đã và đang chủ động thực hiện.

Ông Miroslav Delaporte - Giám đốc quốc gia SECO cảm ơn những ý kiến góp ý của KTNN và khẳng định văn phòng Dự án đã ghi chép đầy đủ và sẽ nghiêm túc tiếp thu, đưa vào các nội dung của kế hoạch cần triển khai trong thời gian tiếp theo; mong muốn được thông qua Dự thảo Báo cáo Giai đoạn khởi động Dự án để đảm bảo tiến độ của Dự án.

Kết luận buổi làm việc, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc hoan nghênh các chuyên gia đã tiếp thu ý một số kiến góp ý của KTNN vào các nội dung của Dự thảo Báo cáo Giai đoạn khởi động Dự án.

Tổng Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh tới những nội dung góp ý của KTNN, mong muốn các chuyên gia tiếp tục thiếp thu: Tăng số lượng các hoạt động đào tạo trong và ngoài nước cho Kiểm toán viên của KTNN; tăng tối đa ngân sách cho mua sắm phần mềm công nghệ thông tin như đã thống nhất, tập trung xây dựng cả hai phần mềm IDEA và TEAMATES; bổ sung phương pháp tiếp cận của việc triển khai các cuộc kiểm toán thí điểm, các chuyên gia của Dự án chỉ tham gia với tư cách là tư vấn, hướng dẫn các bước thực hiện kiểm toán; bổ sung các hoạt động cũng như các sản phẩm đầu ra khác mà KTNN đã yêu cầu: Phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo hiện đại; bản xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của KTNN năm 2018 và giai đoạn 2021 - 2025 từ đó xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo; triển khai chiến lược đào tạo đến năm 2030 và kế hoạch đào tạo; xây dựng và áp dụng Sổ tay hướng dẫn kiểm toán tài chính…

Để đảm bảo tiến độ Dự án, Tổng Kiểm toán Nhà nước đồng ý với đề xuất của các chuyên gia về việc thông qua Dự thảo Báo cáo Giai đoạn khởi động Dự án. Tuy nhiên, Tổng Kiểm toán Nhà nước yêu cầu ghi nhận các nội dung góp ý của KTNN tại cuộc họp này vào biên bản làm việc để cụ thể hóa trong kế hoạch triển khai thời gian tới.
Theo NGỌC BÍCH
Trang Thông tin điện tử KTNN
Cùng chuyên mục
  • Nợ công nặng gánh vì quản lý  và sử dụng thiếu hiệu quả
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Chiều 22/5/2017, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2015. Sau khi Báo cáo được công bố, một trong những nội dung được rất nhiều đại biểu Quốc hội và người dân quan tâm là vấn đề nợ công.
  • Cần thống nhất, minh bạch  trong xác định phạm vi nợ công
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Nợ công gồm những khoản nợ nào? Các khoản nợ phát sinh từ điều hành ngân sách, nợ của DNNN, nợ của Ngân hàng Nhà nước có được tính vào nợ công hay không? Đó là những câu hỏi gây nhiều tranh cãi trong các diễn đàn, hội nghị, hội thảo bàn về nợ công. Góp ý sửa đổi Luật Quản lý nợ công, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đưa ra những ý kiến phân tích hết sức sâu sắc nhằm tháo gỡ vướng mắc trong xác định phạm vi nợ công.
  • Kiểm toán hoạt động đối với các chính sách công:  Kinh nghiệm quốc tế và bài học  cho Việt Nam
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Chia sẻ kinh nghiệm về kiểm toán hoạt động (KTHĐ), bà Wang Hong - Trưởng phòng, Viện Nghiên cứu kiểm toán, KTNN Trung Quốc - cho rằng, quản lý nhà nước và KTHĐ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. KTHĐ là loại hình kiểm toán giúp cơ quan KTNN tham gia vào quá trình giám sát việc thực hiện các mục tiêu của Chính phủ. Dưới góc độ quản lý nhà nước, chúng ta cần có cách nhìn mới về KTHĐ đối với các chính sách công.
  • Cuộc kiểm toán ngân sách địa phương năm 2015 tỉnh Ninh Bình:  Hội tụ những giá trị “vàng”
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trao đổi với phóng viên Báo Kiểm toán, Phó Kiểm toán trưởng KTNN khu vực XI Đỗ Đình Sơn bày tỏ sự vui mừng và vinh dự khi cuộc kiểm toán ngân sách địa phương năm 2015 tỉnh Ninh Bình do KTNN khu vực XI thực hiện trong năm 2016 được Hội đồng Thi đua khen thưởng KTNN công nhận là cuộc kiểm toán chất lượng Vàng. Đây là kết quả phấn đấu của toàn thể các thành viên Đoàn kiểm toán, tạo động lực để KTNN khu vực XI thực hiện các cuộc kiểm toán tiếp theo với chất lượng ngày càng được nâng cao.
  • Nhất quán, đảm bảo tính độc lập  của hoạt động kiểm toán nhà nước
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngày 17/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DN. Có thể nói, Chỉ thị đã tạo nên một luồng gió mới, làm dịu đi những bức xúc của cộng đồng DN khi trong một năm có những DN phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra. Chỉ thị cũng phân định rõ thêm chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Đặc biệt, Chỉ thị đã thể hiện sự nhất quán trong chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ nhằm đảm bảo tính độc lập của hoạt động KTNN theo quy định của pháp luật.
Cuộc họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Dự án EU-PFMO