Cựu Tổng Kiểm toán Nhà nước Canada Sheila Fraser: Quan niệm sai lầm khi coi cơ quan kiểm toán là một đơn vị giám sát của Chính phủ

(BKTO) - Bà Sheila Fraser được bầu làm Tổng Kiểmtoán Nhà nước Canada (OAG) vào ngày 31/5/2001 với nhiệm kỳ 10 năm (2001-2010). Ởcương vị Tổng Kiểm toán Nhà nước Canada, bà Fraser tập trung vào những nỗ lựcnhằm cung cấp cho Quốc hội những thông tin khách quan, tin cậy đểtừ đó xem xét các hoạt động và duy trì trách nhiệm giải trình của Chính phủ đốivới các khoản ngân sách công. BáoKiểm toán xin giới thiệu bài pỏng vấn bà Fraser của Tạp chí Viện Quản lý tài chính Canada xung quanh họa động kiểm toán của OAG thờibà giữ cương vị Tổng Kiểm toán Nhà nước Canada.




Bà Sheila Fraser -Cựu Tổng Kiểm toán Nhà nước Canada (2001-2010).
Ảnh: ST
Từ khi trở thành Tổng Kiểm toán, bà đã tiếp xúc với hàng ngàn người dân Canada thuộc nhiều tầng lớp, đến từ khắp các vùng miền, vậy theo bà quan niệm sai lầm phổ biến nhất về vai trò và chức năng, nhiệm vụ của OAG là gì?

- Nhiều người nhìn nhận chúng tôi giống như “cảnh sát” với nỗ lực tìm ra vi phạm và tham nhũng. Nhưng thực ra đó không hoàn toàn là vai trò của chúng tôi. Cũng có nhiều người dường như chưa hiểu được phạm vi và tính phức tạp của Chính phủ liên bang và họ nghĩ chúng tôi kiểm toán mọi thứ. Rõ ràng là không thể. Qua nhiệm kỳ 10 năm của mình, có những bộ phận trong Chính phủ mà chúng tôi không bao giờ kiểm toán. Theo tôi, quan niệm sai lệch phổ biến nhất đó là việc coi cơ quan kiểm toán là một đơn vị giám sát của Chính phủ. Trên thực tế Quốc hội mới là cơ quan giám sát; chúng tôi cung cấp những thông tin Quốc hội cần để Quốc hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Là một cơ quan kiểm toán độc lập phục vụ Quốc hội và sự thịnh vượng của người dân Canada, cơ quan kiểm toán của chúng tôi trung thành với mục tiêu thúc đẩy trách nhiệm giải trình, đạo đức và quản trị tài chính công tốt, phát triển bền vững và bảo tồn di sản quốc gia.

OAG đã có những đóng góp gì cho kiểm toán quốc tế? Đâu là những thách thức mà OAG phải đối mặt trong thời gian trước mắt?

- OAG đóng góp cho Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) thông qua việc tham gia các ủy ban và nhóm công tác của INTOSAI. OAG đã từng là Chủ tịch của Nhóm công tác về môi trường và Tiểu ban về sự độc lập của Cơ quan Kiểm toán tối cao thuộc Ủy ban các chuẩn mực kiểm toán. Bên cạnh đó, OAG cũng tham gia các Ủy ban Kiểm toán công nghệ thông tin (CNTT) và Ủy ban Nợ công, là thành viên Ban Điều hành của Cơ quan sáng kiến phát triển INTOSAI (IDI), cũng như có nhiều đóng góp cho các chương trình đào tạo dành cho kiểm toán viên đến từ các cơ quan kiểm toán các nước đang phát triển.

Về những thách thức mà OAG phải đối mặt, theo tôi có 2 thách thức chủ yếu. Thứ nhất là về vai trò của OAG. Việc đáp ứng các kỳ vọng của người dân đối với chúng tôi, đôi khi có những kỳ vọng là không khả thi và thiếu thực tế. Thứ hai là vấn đề nhân sự. Làm sao để đảm bảo sử dụng đúng người, tại đúng thời điểm để thực hiện công việc. Để chuẩn bị nhân sự có năng lực đảm nhận thay thế vị trí của những cán bộ sắp nghỉ hưu, chúng tôi phải tiếp tục tuyển chọn, đào tạo và đảm bảo họ thích ứng nhanh nhất có thể với hoạt động của OAG.

Dựa trên số lượng các cuộc kiểm toán hoạt động mà bà đã tham gia trong thời gian qua, bà có thể cho biết những tồn tại phổ biến trong cách quản lý của Chính phủ?

- Theo tôi, vấn đề lớn nhất trong công tác quản lý của Chính phủ là thiếu sự chú tâm đến việc quản lý thường xuyên các chương trình và công tác cụ thể. Một số quan chức Chính phủ dường như quá tập trung vào các vấn đề chính sách hơn là vấn đề quản lý. Không có ai là nhà quản lý thiên bẩm, thậm chí đôi khi các nhà quản lý còn không được đào tạo đúng chuyên ngành. Vấn đề ở đây là chúng ta cần nhìn nhận công tác quản lý như một chức năng quan trọng để từ đó giải quyết các vấn đề.

Một trong những sáng kiến đổi mới của bà là Báo cáo thực trạng để theo dõi sự tiến bộ của Chính phủ trong việc thực hiện các khuyến nghị từ các cuộc kiểm toán trước đó. Vậy tác động của báo cáo này là gì?

- Tôi rất hài lòng với Báo cáo thực trạng cũng như những tác động của nó. Báo cáo thực trạng rất quan trọng vì nó giúp cho Quốc hội và người dân Canada biết Chính phủ đã làm được gì để phản hồi lại các khuyến nghị thực hiện trong các Báo cáo kiểm toán trước đó. Nói cách khác, Báo cáo thực trạng trả lời câu hỏi: Chính phủ đã có biện pháp gì nhằm phản hồi lại báo cáo của Tổng Kiểm toán? Trong Báo cáo thực trạng, OAG sẽ đánh giá những gì Chính phủ đã làm được trong việc giải quyết một vấn đề và đưa ra kết luận về việc đáp ứng hay không đáp ứng các yêu cầu về sự tiến bộ trong thực hiện các khuyến nghị. Các ủy ban của Quốc hội đã yêu cầu OAG giám sát những vấn đề dài hạn mà Chính phủ chưa thể giải quyết. Nhìn chung, tôi nhận thấy Báo cáo thực trạng đã cho thấy sự quan tâm của Quốc hội đối với hoạt động kiểm toán của OAG.

Nhiều người nhìn nhận bà như một hình mẫu phụ nữ thành công trong vị trí lãnh đạo quan trọng. Vậy bà có lời khuyên hay khuyến nghị gì cho những người trẻ bắt đầu sự nghiệp của mình trong nghề kế toán - kiểm toán?

- Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, tôi đã tự hứa với bản thân rằng tôi sẽ say mê với công việc tôi đang làm, và nếu tôi không say mê với những gì mình làm, tôi sẽ đổi nghề. Đó là lời khuyên của tôi. Theo tôi nghĩ, để thành công và làm tốt những gì mình làm, bạn cần phải yêu thích công việc mà bạn đang làm. Tôi muốn nói với các bạn trẻ bắt đầu khởi nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán rằng: Hãy làm việc chăm chỉ, luôn cập nhật và hết lòng với những gì mình đang làm!

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!

Sinh ra và lớn lên tại Dundee, Quebec (Canada), bà Fraser tốt nghiệp Cử nhân Thương mại tại Đại học McGill năm 1972 và trở thành kế toán công năm 1974. Trước khi công tác tại OAG, bà Fraser đã từng làm việc tại hãng kiểm toán Ernst & Young (E&Y) từ năm 1981. Bà là người có nhiệt huyết với nghề và đã từng gặt hái nhiều giải thưởng trong lĩnh vực kiểm toán và kế toán như: giải thưởng Prix Émérite 1993, giải thưởng của Viện Kế toán công Ontario năm 2000, giải thưởng danh dự của Đại học Simon Fraser, Đại học Queens, Đại học Waterloo, cho những đóng góp của mình trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán pháp lý.

NGỌC QUỲNH
(Theo: Tạp chí Viện Quản lýtài chính Canada)
Cùng chuyên mục
  • Nigeria:   Kiến nghị thu hồi 920 triệu USD  kinh phí sử dụng sai mục đích
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Ngày 13/8,Tổng Kiểm toán nước Cộng hòa Liên bang NigeriaSamuel Tyonongo Ukura đã nộp bản Báo cáo kiểm toán đặc biệt lên Quốc hội, trongđó cho biết: Ủy ban Phát triển đồng bằng sôngNiger (NDDC - cơ quan được giao nhiệm vụ phát triểnvùng đồng bằng sông Niger, nơi có trữ lượng dầu mỏ rất lớn tại miền nam Nigeria)có nhiều sai phạm nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2008-2012, NDDC đã sử dụng kinhphí sai mục đích tới 183 tỷ Naira Nigeria (NGN), tương đương 920 triệu USD. Báo cáo kiểm toán kiến nghị, NDDC phải ngaylập tức hoàn trả số tiền trên vào ngânsách Liên bang.
  • Hàn Quốc:  Điều tra làm rõ việc tham ô  và lạm quyền tại Ủy ban Olympic
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Đầu tháng 7 vừaqua, Văn phòng Công tố Trung ương Seoul(Hàn Quốc) đã mở cuộc điều tra đối với Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia (KOC)Kim Jung Haeng và một số quan chức chủ chốt khác của KOC do nghi ngờ tham ô vàlạm dụng chức vụ, quyền hạn. Cuộc điều tra được khởi nguồn từ kết quả cuộc kiểm toán toàn diện năm 2013 đối với các tổ chức và Hiệp hội thể thaoHàn Quốc, trong đó bao gồm cả KOC, vớinỗ lực nhổ tận gốc nạn tham nhũng đang lan tràn tronglĩnh vực thể thao quốc gia.
  • Tham nhũng và thất thoát nghiêm trọng trong ngành Hàng không Pakistan
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Trong Báo cáo kiểm toán đối với năm tài khóa 2013-2014 mới công bố, Kiểm toán nhà nước Pakistan (AGP) đã liệt kê hơn 35 vụ việc sai phạm tài chính, hành vi biển thủ và tham ô công quỹ xảy ra tại Cục Hàng không dân dụng Pakistan (CAA). Theo đó, hàng tỷ Rupi tiền công quỹ đã không được thu hồi và chi dùng không hiệu quả.
  • Singapore: Kiểm toán chỉ ra hàng loạt sai phạm của Hiệp hội Nhân dân
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO)- Ngày 15/7 vừa qua, Tổng Kiểm toán Singapoređã công bố một Báo cáo kiểm toán đối với Hiệp hội Nhân dân (PA) của nước này,trong đó nhấn mạnh rằng, PA đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong nhiều lĩnhvực như: công tác quản lý các hợp đồng thuê nhà ở công của các Tổ chức cấp cơsở (GRO), công tác đấu thầu, chi tiêu công…
  • Toà Thẩm kế Brazil yêu cầu Chính phủ giải trình báo cáo tài khóa
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO)- Lần đầu tiêntrong lịch sử Brazil, Toà Thẩmkế Liên bang (TCU) đã từ chối và yêu cầu Chính phủ giải trình đối với báo cáo tàikhóa. Đây sẽ là một cú huých lớn vào uy tín của Đảng Công nhân cầm quyền của Tổng thống Dilma Rousseff trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trịđang diễn biến bất ổn tại quốc gia này.
Cựu Tổng Kiểm toán Nhà nước Canada Sheila Fraser: Quan niệm sai lầm khi coi cơ quan kiểm toán là một đơn vị giám sát của Chính phủ