Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề

(BKTO) - Đây là một trong những thông điệp được gửi gắm thông qua Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp tổ chức từ ngày 03-6/9, tại Hà Nội.

2xy2quv.jpeg
Tại Hội chợ, không chỉ trưng bày các sản phẩm làng nghề, nhiều nghệ nhân còn tái hiện cho du khách thấy được kỹ thuật tinh xảo trên từng sản phẩm. Ảnh: N.Lộc

Sự kiện lần này thu hút gần 100 đơn vị, doanh nghiệp cả nước, trong đó có 31 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Hội chợ còn trưng bày nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm chủ lực và các sản phẩm tiềm năng của các địa phương, điển hình như: Gạo séng cù Lào Cai; cà phê Đắk Lắk; chè Thái Nguyên; mỳ chũ Bắc Giang; bánh phồng Cái Bè; giò me Nghệ An; yến sào Khánh Hòa; nước mắm, hải sản Phan Thiết; nước mắm Phú Quốc; thanh long Bình Thuận và nhiều ngành hàng thổ cẩm, mây tre đan nổi tiếng từ các làng nghề trên cả nước và Thủ đô…

Sự kiện được tổ chức nhằm quảng bá, tuyên dương các làng nghề, phố nghề truyền thống; các nghệ nhân, thợ giỏi có các sản phẩm tiêu biểu, giới thiệu các mô hình làng nghề, phố nghề độc đáo khắp cả nước; kết nối tiêu thụ các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP. Đồng thời góp phần tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và kết nối các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

Hội chợ còn nhằm hướng đến mục tiêu đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại, mở ra thị trường mới, gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và mang lại hiệu quả kinh tế như hoạt động livestream bán sản phẩm làng nghề và các nông đặc sản, sản phẩm OCOP trên nền tảng mạng xã hội.

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp khẳng định, làng nghề, ngành nghề nông thôn Việt Nam có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Xuất phát từ thực tế đó, Hội chợ được trưng bày được trang trí đặc biệt, là nơi tập trung các làng nghề, phố nghề, các hiệp hội, hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

“Chúng tôi tin tưởng rằng, thông qua nhiều hoạt động phong phú, Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024 sẽ đem lại nhiều kết quả, ý nghĩa tốt đẹp góp phần nâng cao hình ảnh và sức cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt trên thị trường trong và ngoài nước” - ông Tiến cho biết.

yjymm4l.jpeg
Hội chợ còn có sự tham gia của nhiều ngành hàng thổ cẩm, mây tre đan nổi tiếng từ các làng nghề trên cả nước. Ảnh: N.Lộc

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có khoảng hơn 5.400 làng nghề, số lượng làng nghề ở miền Bắc chiếm gần 40%, tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 1.500 làng; trong đó khoảng 300 làng đã được công nhận là làng nghề truyền thống.

Trải qua lịch sử hình thành hàng trăm năm, đây là nơi sản sinh và lưu giữ nghề truyền thống với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, cùng với đó là những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc, di sản... mang đến tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế và du lịch nông thôn Việt Nam.

Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong khuôn khổ hội chợ, đã diễn ra lễ trao giải Hội thi sản phẩm làng nghề TP. Hà Nội năm 2024 cho 61 tác phẩm đạt giải. Trong số đó, tác phẩm "Đèn trang trí đại sảnh" của tác giả Bùi Bạch Đằng đạt giải đặc biệt. 

Cùng chuyên mục
  • Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025 dự kiến vào ngày 25-26/12
    15 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, lịch thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 sẽ diễn ra trong hai ngày 25-26/12/2024.
  • Khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024
    15 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 3/10, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024, với chủ đề “Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động”.
  • Trồng sầu riêng theo hướng VietGAP tại Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Phú
    15 ngày trước Xã hội
    Ban đầu, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) được thành lập có 51 thành viên, nay tăng lên hơn 300 thành viên, với 320ha diện tích sản xuất. HTX còn hình thành 8 tổ dịch vụ vừa hỗ trợ các xã viên trong canh tác sầu riêng, vừa đi làm dịch vụ ở nhiều nơi khác. Ðến nay HTX xây dựng được 6 mã vùng trồng sầu riêng và áp dụng sản xuất VietGAP trên diện tích 200ha.
  • Tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập: “Đường đến mục tiêu”
    15 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giữ vị trí, vai trò then chốt, chủ đạo trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Việc thực hiện cơ chế tự chủ của các ĐVSNCL thời gian qua đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào việc đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL. Bám sát nhiệm vụ kiểm toán trọng tâm năm 2024 của Kiểm toán nhà nước (KTNN), Báo Kiểm toán triển khai tuyến bài “Tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập: Đường đến mục tiêu”, nhằm nhận diện rõ thực trạng, những vướng mắc, bất cập; qua đó gợi mở, đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL.
  • Giai đoạn 2026-2030: 100% lãnh đạo Ủy ban Dân tộc sử dụng chữ ký số
    15 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.
Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề