Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật KTNN (sửa đổi)

(BKTO) - Trích tham luận của Vụ Pháp chế tại Hội nghị triểnkhai chương trình công tác năm 2016 của KTNN




Luật KTNN 2015 đã bổ sung nguyên tắc hoạt động của KTNN nhằm nâng cao tính độc lập.Ảnh: THANH TÙNG

Luật KTNN (sửa đổi) (sau đây gọi là Luật KTNN 2015) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 24/6/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Với mục đích cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về KTNN, khắc phục những bất cập trong thực tiễn hoạt động KTNN, Luật KTNN 2015 có nhiều điểm mới nổi bật.

Cụ thể, Luật mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm toán của KTNN: việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán; đồng thời, quy định rõ nội dung tài chính công, tài sản công thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN. Bên cạnh đó, Luật KTNN 2015 đã bổ sung nguyên tắc hoạt động của KTNN nhằm nâng cao tính độc lập của KTNN, trong đó đáng chú ý với nguyên tắc: “Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, “Trung thực, khách quan, công khai, minh bạch”.

Đặc biệt, Luật KTNN 2015 đã khẳng định rõ giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán (BCKT) - văn bản do KTNN lập và công bố sau mỗi cuộc kiểm toán để đánh giá, xác nhận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán, do Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán Nhà nước ủy quyền ký tên, đóng dấu. BCKT sau khi phát hành có giá trị bắt buộc thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, đồng thời là căn cứ để Quốc hội, Chính phủ, HĐND, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.

Cùng với đó, chế định về Tổng Kiểm toán Nhà nước trong Luật cũng được sửa đổi cho phù hợp với quy định của Hiến pháp; bổ sung một số trách nhiệm, quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Ngoài ra, các quy định liên quan đến: tiêu chuẩn về nghề nghiệp đối với Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng; Kiểm toán viên nhà nước; hoạt động kiểm toán (thời hạn kiểm toán; cơ cấu thành phần Đoàn kiểm toán...) cũng có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng chi tiết, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn kiểm toán.

Về đơn vị được kiểm toán, theo quy định của Luật KTNN 2015, cũng đã được mở rộng để phù hợp với phạm vi đối tượng kiểm toán như: cơ quan kiểm toán nợ công; DN do Nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở xuống, khi cần thiết Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, nội dung, tiêu chí và phương pháp kiểm toán phù hợp; bổ sung quyền khiếu nại của đơn vị được kiểm toán. Đặc biệt, Luật KTNN 2015 đã bổ sung thêm Chương 7 quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với hoạt động KTNN.

Ngay sau khi Luật được thông qua, KTNN đã ban hành Kế hoạch số 837/KH-KTNN triển khai thi hành Luật KTNN 2015, trong đó tập trung vào 2 nhiệm vụ trọng tâm là phổ biến, tuyên truyền nội dung Luật KTNN và rà soát ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật KTNN làm cơ sở tổ chức thực hiện Luật hiệu quả. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu lực thi hành của Luật KTNN (sửa đổi), trong quá trình triển khai thực hiện cần tiếp tục quan tâm một số vấn đề sau:

Thứ nhất, thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật KTNN (sửa đổi), đến nay Vụ Pháp chế đã phối hợp với các đơn vị tổ chức 23 hội nghị phổ biến nội dung Luật KTNN 2015 đến toàn thể công chức, viên chức, kiểm toán viên, người lao động trong toàn ngành. Vụ Pháp chế đề nghị KTNN cần tổ chức phổ biến Luật KTNN (sửa đổi) cho các đơn vị được kiểm toán và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Thứ hai, xây dựng trình Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật KTNN 2015 theo chương trình của KTNN. Theo đó, KTNN đã ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm 30 văn bản, trong đó, ban hành mới 5 văn bản, sửa đổi, bổ sung 25 văn bản. Để bảo đảm hiệu lực và tính khả thi của văn bản, trong quá trình soạn thảo các văn bản quy định chi tiết các nội dung của Luật KTNN (sửa đổi) cần lưu ý các khía cạnh như: Làm rõ giá trị pháp lý của Biên bản kiểm toán; việc ủy quyền ký và đóng dấu BCKT đối với KTNN khu vực, việc ký vào BCKT của Trưởng Đoàn kiểm toán; trách nhiệm lập Kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán, Kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán; thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ thành viên Đoàn kiểm toán từ Phó Trưởng đoàn trở lên; mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán đối với DNNN nắm giữ 50% vốn điều lệ trở xuống; thời gian nhận và cách thức gửi Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán.
NGUYỄN HỒNG (lược trích)
Cùng chuyên mục
  • Tổng Công ty Vận tải thủy - Bộ Giao thông Vận tải Kỳ I: Gian nan xử lý công nợ
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Mộttrong những kiến nghị của KTNN đáng chú ý trong Báo cáo kiểm toán Tổng công ty(TCT) Vận tải thủy năm 2012, là yêu cầu TCT thành lập tổ công tác chuyên tráchxử lý công nợ tồn đọng. Kiến nghị này xuất phát từ thực tế, tổng số nợ phải trảcủa TCT chiếm đến 47,35% tổng nguồn vốn, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngânhàng và vốn vay cá nhân, trong khi đó số nợ phải thu của toàn TCT lại chiếm tỷlệ lớn trong tổng tài sản, với những khoản nợ đọng lớn, quá hạn nhiều năm chưađược thu hồi.
  • Từ kết quả kiểm toán Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động: Nhiều kết luận, kiến nghị đã được thực hiện
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Tại buổi họpbáo thông tin về Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháynổ (ATVSLĐ&PCCN) lần thứ 18 năm 2016 ngày 04/3, ông Hà Tất Thắng - Cục trưởngCục ATLĐ (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: Những kết luận, kiếnnghị của KTNN qua kiểm toán Chương trình quốc gia ATVSLĐ (Chương trình) là cơ sởđể các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cũngnhư xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động.
  • Chương trình công tác năm 2016 triển khai Kế hoạch hành động ASOSAI
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) -Để triển khai một cách đồng bộ và hiệu quảKế hoạch hành động thực hiện vai trò Chủ tịch và thành viên Ban Điều hànhASOSAI(Kế hoạch hành độngASOSAI), Ban Chỉ đạo Kế hoạchhành động ASOSAI đã ban hành Chương trình công tác năm 2016 triển khai Kế hoạchhành động ASOSAI (Chương trình công tác) tại văn bản số 88/CT-BCĐ ngày04/12/2015. Chương trình công tác nhằm cụ thể hóa các hoạt động cần triển khai,thời gian hoàn thành và cơ chế chủ trì/phối hợp giữa các đơn vị trong ngành.Chương trình công tác ưu tiên tập trung nguồn lực vào 2 nhiệm vụ cấp bách trongnăm 2016 bao gồm: Tăng cường năng lực cán bộthực hiện các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của KTNN; tuyên truyền, phổ biến về Kếhoạch hành động ASOSAI và ASOSAI trong và ngoài ngành.
  • Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (CIENCO 5):      Kỳ II        Nhiều tồn tại trong quản lý,  sử dụng vốn, tài sản nhà nước
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Từ kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 của CIENCO 5, bên cạnh việc chỉ ra những mặt được, KTNN đã đưa ra nhiều bằng chứng kiểm toán minh chứng cho việc quản lý vốn nhà nước đầu tư ra ngoài DN; công tác quản lý, sử dụng đất tại các dự án kinh doanh bất động sản của CIENCO 5 còn nhiều tồn tại, hạn chế.
  • Hướng tới tầm nhìn phát triển KTNN đến năm 2020
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngay trong những ngày đầu xuân Bính Thân 2016, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên đã chia sẻ với phóng viên Báo Kiểm toán về những kết quả mà ngành KTNN đạt được sau hơn nửa chặng đường thực hiện Kế hoạch Chiến lược (KHCL) phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017.
Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật KTNN (sửa đổi)