Đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

(BKTO) - Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ cho ý kiến về Dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chiều 24/10.



                
   

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: chinhphu.vn

   

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến có trách nhiệm và tâm huyết về kết cấu dự thảo; phân tích bối cảnh, tình hình, các bài học kinh nghiệm, sự cần thiết ban hành chương trình; phạm vi, quy mô, thời gian, quan điểm, mục tiêu, phạm vi, giải pháp, nguồn lực… thực hiện Chương trình.

Thủ tướng yêu cầu Chương trình phải có phạm vi đủ rộng, quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, trên cơ sở bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Thủ tướng đề nghị tinh thần là đánh giá, dự báo tình hình phải đúng, sát thực tế, khách quan, trung thực, phải dựa trên số liệu thống kê có độ tin cậy cao. Đồng thời, đánh giá những việc đã triển khai, các bài học kinh nghiệm, kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân và DN, tháo gỡ khó khăn, phục hồi và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong thời gian qua…

Chương trình cần tập trung trọng tâm, trọng điểm vào một số vấn đề theo hướng như sau:

Cần nâng cao năng lực y tế để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, đặc biệt quan tâm y tế dự phòng, y tế cơ sở, vaccine và các biện pháp điều trị; nâng cao ý thức người dân trong phòng chống dịch…

Về các vấn đề an sinh xã hội, cần quan tâm khôi phục và phát triển thị trường lao động, giảm nghèo bền vững. Thủ tướng nhấn mạnh, để bảo đảm an sinh xã hội, cần dựa trên 3 trụ cột chính: Giảm thiểu rủi ro thông qua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; khắc phục rủi ro thông qua bảo trợ xã hội, giảm nghèo bền vững, chính sách cho người có công; phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tạo việc làm bền vững, năng suất cao, phục hồi và phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cùng với đó là chương trình hỗ trợ, phục hồi DN, hợp tác xã; chương trình phát triển hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối cung cầu, quản lý rủi ro, cũng như giải pháp khơi thông các nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước.

Tăng cường năng lực quản trị quốc gia, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với bố trí nguồn lực và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tính toán, huy động và phân bổ các nguồn lực, điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát…

Thủ tướng đề nghị cơ quan chủ trì tiếp thu ý kiến các đại biểu và tiếp tục tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan về Dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, khẩn trương hoàn thiện, trình các cấp có thẩm quyền sớm nhất có thể, đặc biệt lưu ý phải đảm bảo tính hiệu quả, khả thi, tạo được sự đồng thuận cao./.
HỒNG NHUNG
Cùng chuyên mục
  • Khẩn trương tập huấn Nghị quyết 128 và Hướng dẫn 4800 cho các địa phương trên cả nước
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương tổ chức tập huấn cho các địa phương trên cả nước về Nghị quyết 128 và Hướng dẫn 4800 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, từ đó nâng cao nhận thức, thống nhất thực hiện trên toàn quốc.
  • Tăng tốc phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đang đứng trước nhiều áp lực. Do đó, các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố cần triển khai các giải pháp tổng thể, nhằm tạo bước đột phá để tăng tốc phát triển số người tham gia trong những tháng còn lại của năm 2021.
  • Ngày 25/10, có 53 tỉnh, thành phố ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Tính từ 17h ngày 24/10 đến 17h ngày 25/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.639 ca nhiễm mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 3.620 ca ghi nhận trong nước (giảm 408 ca so với ngày trước đó) tại 53 tỉnh, thành phố (có 1.573 ca trong cộng đồng).
  • Tiếp tục rà soát, cập nhật hướng dẫn về tiêu chí phân loại, đánh giá cấp độ dịch
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về một số vấn đề cần tập trung chỉ đạo xử lý trong phòng chống dịch sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP.
  • Bộ trưởng Bộ Y tế: Nguy cơ bùng phát dịch cao, các địa phương phải nâng cao cảnh giác
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Chiều 24/10, tại Hội nghị kiểm điểm, đánh giá 10 ngày thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19” do Bộ Y tế tổ chức trực tuyến với các điểm cầu UBND tỉnh, thành phố, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Về cơ bản hiện nay chúng ta đã kiểm soát được tình hình dịch tại các địa bàn trọng điểm. Tuy nhiên sau khi nới lỏng giãn cách, lượng người đi lại từ vùng có dịch về các địa phương rất nhiều và đã xuất hiện các ổ dịch mà nguồn lây chủ yếu từ những người trở về từ các vùng dịch”.
Đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội