Đạo đức công vụ gắn liền với hiệu quả, chất lượng kiểm toán

(BKTO) - Nâng cao đạo đức công vụ, giữ gìn hình ảnh, lòng tự tôn nghề nghiệp, uy tín của cá nhân và rộng hơn là uy tín của đơn vị, của Ngành luôn là điều được mỗi công chức, kiểm toán viên (KTV) Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực I ghi nhớ và tuân thủ khi tham gia đoàn kiểm toán.

9-.jpg
Mỗi công chức, KTV đều luôn nỗ lực, cố gắng, vững vàng vượt qua mọi thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ với chất lượng cao. Ảnh tư liệu

Từ những quy định mang tính kỷ cương, kỷ luật cao

Trở về từ các cuộc kiểm toán đợt 1 không lâu, nhiều KTV của KTNN khu vực I lại hối hả lên đường tham gia các cuộc kiểm toán đợt 2. Công việc của KTV với bộn bề hồ sơ, chứng từ, nhiều khi phải làm ngày làm đêm để hoàn thành nhiệm vụ.

Trong khi đó, nguy cơ bị đe dọa và cám dỗ nghề nghiệp luôn chực chờ. Không ít KTV đã thẳng thắn từ chối lời mời ăn trưa, ăn tối hay các cuộc gặp gỡ ngoài giờ làm việc từ đơn vị được kiểm toán. Sự từ chối ấy cũng là để KTV có thể “giữ mình” và độc lập, khách quan trong hoạt động nghề nghiệp.

Động lực để các KTV luôn biết “giữ mình” ấy chính là những quy định của KTNN khu vực I. Được biết, các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hằng năm đều tập trung vào nội dung tăng cường kỷ luật, kỷ cương gắn với nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.

Để thực hiện các cuộc kiểm toán đạt chất lượng, hiệu quả cao, KTNN khu vực I đã ban hành các quy định cụ thể đối với cấp lãnh đạo, các trưởng đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán, thành viên các đoàn kiểm toán và các phòng trực thuộc.

Trong đó, đáng lưu ý là nghiêm cấm việc lợi dụng kiểm tra thực tế và kiểm định chất lượng công trình, dự án để vụ lợi, tiêu cực. Các trưởng đoàn, tổ trưởng tổ kiểm toán, thành viên đoàn kiểm toán phải tiên phong, nêu gương và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của đoàn, tổ kiểm toán. Mọi dư luận, thông tin phản ánh về thái độ làm việc, ứng xử và các biểu hiện tiêu cực trong thi hành công vụ sẽ được xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Công chức, KTV tham gia đoàn kiểm toán phải tuân thủ tuyệt đối quy định về quy tắc ứng xử của KTV nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN và Chuẩn mực KTNN số 30 - Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng...

Trong đó, đặc biệt nghiêm cấm các hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với đơn vị được kiểm toán; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, đưa, nhận, môi giới hối lộ, nhận tiền hỗ trợ dưới mọi hình thức; dùng phương tiện, tài sản của đơn vị được kiểm toán để đáp ứng nhu cầu cá nhân...

Chia sẻ với phóng viên Báo Kiểm toán, ông Lê Huy Hoằng - KTNN khu vực I - cho biết, việc cụ thể hóa những hành vi nghiêm cấm trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán đã được KTNN khu vực I triển khai từ lâu nhằm đảm bảo tính liêm chính, giữ gìn tác phong, đạo đức công vụ, uy tín, hình ảnh và lòng tự tôn nghề nghiệp của KTV nhà nước nói riêng và KTNN nói chung.

Đây cũng là nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần xây dựng Đảng bộ KTNN khu vực I trong sạch, vững mạnh, đội ngũ đảng viên, công chức, KTV “vừa hồng, vừa chuyên”.

Đến tăng cường kiểm tra, giám sát

Cùng với những quy định, KTNN khu vực I còn tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các đoàn kiểm toán thông qua việc gửi công văn tới lãnh đạo các đơn vị được kiểm toán, đề nghị phối hợp thực hiện quyết định kiểm toán và cùng giám sát hoạt động kiểm toán. Đáng lưu ý, từ năm 2022, KTNN khu vực I đã đề nghị đơn vị được kiểm toán gửi Phiếu nhận xét, đánh giá hoạt động kiểm toán của các đoàn, tổ và các thành viên đoàn kiểm toán.

Kiểm toán viên cần “nằm lòng” Chỉ thị số 1346/CT-KTNN về việc “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ”. "Khoác trên mình bộ đồng phục của Ngành, mỗi KTV phải ý thức hơn về đạo đức nghề nghiệp". KTV phải “pháp luật nắm chắc, nghiệp vụ tinh thông, động cơ trong sáng” và phải “tỉ mỉ, trung thực, nhạy bén, chăm chỉ”.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn

Thông tin từ các đơn vị được kiểm toán sẽ là cơ sở để đánh giá năng lực, chất lượng kiểm toán và KTV, đảm bảo tính khách quan và tăng cường sự phối hợp giữa KTNN với các đơn vị trong việc quản lý, giám sát hoạt động kiểm toán.

Trong bối cảnh lãnh đạo Ngành và lãnh đạo đơn vị luôn đề cao đạo đức công vụ, KTV ý thức được sự cần thiết phải tuân thủ nghiêm các quy chế, quy định của đơn vị và của Ngành cũng như các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. “KTV có tinh thần trách nhiệm cao, vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ, động cơ trong sáng thì cũng không có gì phải lo lắng hay áp lực với những Phiếu nhận xét từ đơn vị được kiểm toán” - một KTV của KTNN khu vực I chia sẻ.

Không chỉ phối hợp với đơn vị được kiểm toán giám sát đoàn kiểm toán, KTNN khu vực I còn đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, kiểm soát. Kiểm toán trưởng và Trưởng Đoàn kiểm toán thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các tổ kiểm toán; chỉ đạo và kiểm soát việc ghi nhật ký KTV. Kiểm toán trưởng định kỳ và đột xuất kiểm tra các đoàn, tổ kiểm toán để nắm bắt các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Cùng với đó, Phòng Tổng hợp và Tổ Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN khu vực I chủ động đề nghị đơn vị được kiểm toán phối hợp giám sát, trao đổi thông tin về hoạt động kiểm toán cũng như hoạt động của đoàn, tổ, KTV nhằm chấn chỉnh ngay từ đầu các vi phạm nhỏ, không để xảy ra các sai phạm lớn.

Tổ Kiểm soát chất lượng kiểm toán kiểm soát trực tiếp đối với 100% các đoàn kiểm toán, tổ chức các cuộc kiểm tra đột xuất (mỗi đoàn ít nhất 2 tổ), tập trung vào các tổ kiểm toán dễ phát sinh tiêu cực. Đồng thời, phối hợp tốt với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm toán nhằm khắc phục ngay các hạn chế, nâng cao hiệu quả và chất lượng kiểm toán.

Có thể nói, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm toán là biện pháp cần thiết để phòng ngừa sai phạm, nâng cao chất lượng kiểm toán, nhất là khi lãnh đạo Ngành đang đặt ra những yêu cầu, trách nhiệm ngày càng cao đối với công chức, KTV.

Tại các hội nghị, cuộc họp của Ngành, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn yêu cầu KTV cần “nằm lòng” Chỉ thị số 1346/CT-KTNN về việc “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ”. “Khoác trên mình bộ đồng phục của Ngành, mỗi KTV phải ý thức hơn về đạo đức nghề nghiệp". KTV phải “pháp luật nắm chắc, nghiệp vụ tinh thông, động cơ trong sáng” và phải “tỉ mỉ, trung thực, nhạy bén, chăm chỉ” - Tổng Kiểm toán nhà nước từng nhấn mạnh.

Có lẽ, những yêu cầu trên là lý do để các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước cùng các quy chế, quy định của KTNN liên quan đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giữ gìn đạo đức công vụ luôn được Kiểm toán trưởng KTNN khu vực I quán triệt, nhấn mạnh trong cuộc họp với các đoàn trước khi triển khai nhiệm vụ kiểm toán.

Những ngày này, KTV của KTNN khu vực I đang toàn tâm, toàn lực cho các cuộc kiểm toán đợt 2. Như bao cuộc kiểm toán trước đó, với tất cả những quy chế, quy định đã được phổ biến, quán triệt, mỗi KTV đều luôn dặn lòng phải nỗ lực, cố gắng, nêu cao ý thức trách nhiệm, giữ cho tâm sáng, lòng trong, vững vàng vượt qua mọi thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ với chất lượng cao./.

Cùng chuyên mục
  • Nâng tầm hợp tác, cải thiện chất lượng kiểm toán
    10 tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trải qua nhiều giai đoạn với những thách thức và cơ hội khác nhau, mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Kiểm toán nhà nước (KTNN) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm toán, đồng thời tăng cường sự minh bạch cho ngành kiểm toán.
  • Nhân lực - trụ cột quan trọng
    10 tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Gần 1/3 thế kỷ hình thành và phát triển, Kiểm toán nhà nước (KTNN) luôn quan tâm tới công tác phát triển nguồn nhân lực, coi đây là khâu then chốt, trụ cột quan trọng, quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, kiểm toán viên (KTV) “công minh - chính trực - nghệ tinh - tâm sáng”, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo KTNN đã chú trọng đến tất cả các khâu trong công tác cán bộ.
  • Kiểm toán nhà nước hỗ trợ địa phương phát triển bền vững
    10 tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kết quả kiểm toán có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý, điều hành ngân sách cũng như sự phát triển của mỗi địa phương. Đó là cảm nhận chung của lãnh đạo các tỉnh, thành phố về hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN).
  • Tâm nguyện của cha!
    10 tháng trước Hoạt động của Ngành
    Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê nghèo Hà Tĩnh, cha tôi luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để con cái học hành đến nơi đến chốn, mong các con sớm trở thành người có ích cho xã hội...
  • Trưởng thành trong gian khó!
    10 tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Với tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành kiểm toán tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tôi may mắn được tuyển dụng vào Kiểm toán nhà nước (KTNN) theo chính sách thu hút nhân tài.
Đạo đức công vụ gắn liền với hiệu quả, chất lượng kiểm toán