Đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán: Đảm bảo cả về “lượng” và “chất”

(BKTO) - Công tác đào tạo nguồn nhânlực kế toán, kiểm toán hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thịtrường. Bởi vậy, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế ngày càngsâu rộng, các chuyên gia cho rằng, công tác đào tạo đội ngũ kế toán, kiểm toánviên (KTV) cần phải được đổi mới để đảm bảo cả về “lượng” và “chất”, đáp ứngđược nhu cầu của thị trường.




Các cơ sở đào tạo cần đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng nhân lực ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam.Ảnh: TK
Đào tạo chưa đáp ứngđược nhu cầu của thị trường

Trong các tham luận được gửi đến Hội thảo: “Kế toán, kiểm toán Việt Nam - 20 năm cải cách và hội nhập” do Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) và Tạp chí Kế toán và Kiểm toán tổ chức mới đây, không ít chuyên gia, nhà nghiên cứu đã bày tỏ nỗi lo thiếu hụt nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán ở nước ta hiện nay. Tổng hợp từ số liệu của Bộ Tài chính và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), TS. Phan Thanh Hải - Trưởng khoa Kế toán (Đại học Duy Tân - Đà Nẵng) ước tính trong số 3.500 người được cấp Chứng chỉ KTV, số người có chứng chỉ hiện nay đang làm việc trong các DN kiểm toán chỉ chiếm khoảng 49% (1.714 người). Từ năm 1991 đến nay, trung bình mỗi năm có khoảng 140 người thi đạt Chứng chỉ KTV nhưng trong số đó, chỉ có 68 người tiếp tục hành nghề kiểm toán chuyên nghiệp, số còn lại không đăng ký hành nghề kiểm toán. Điều này phần nào phản ánh nhân lực kiểm toán độc lập ở nước ta hiện nay đang thiếu trầm trọng về số lượng.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, hiện nay ở Việt Nam, mỗi năm có hàng chục nghìn sinh viên được đào tạo về kế toán, kiểm toán tốt nghiệp nhưng chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu của DN. Theo bà Nguyễn Thu Hương - đại diện Công ty TNHH Xây dựng và Du lịch Minh Hương, khảo sát sinh viên được đào tạo về kế toán và kiểm toán đang làm việc tại một số DN cho thấy, 80% người học cho rằng chương trình đào tạo ngành kế toán còn nặng về tính hàn lâm, 50% cho rằng kiến thức chuyên ngành mà họ tiếp thu được ít, 70% trả lời chưa thể nắm bắt được công việc kế toán, kiểm toán ngay mà phải hướng dẫn lại.

Những số liệu trên cũng tương đồng với kết quả khảo sát mà ông Trần Mạnh Tường - Khoa Kế toán - Kiểm toán (Trường Đại học Thương mại) đưa ra. Cụ thể, khảo sát sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, các trường đại học đào tạo ngành nghề kế toán, kiểm toán lớn và có uy tín của Việt Nam cho thấy, có tới 2/3 trả lời chưa thể nắm bắt được công việc ngay khi được giao mà phải hướng dẫn lại. Gần như 100% sinh viên tốt nghiệp tự nhận thấy chưa thể cung ứng ngay dịch vụ kế toán, kiểm toán cho DN trong nước cũng như DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Rõ ràng, công tác đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán ở nước ta còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng của DN cũng như nhu cầu của thị trường.

Cấp thiết đổi mới công tác đào tạo

Kế toán, kiểm toán là 1 trong 8 ngành nghề, lĩnh vực được tự do di chuyển lao động khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập. Hội nhập AEC đòi hỏi Việt Nam phải phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán có tính chuyên nghiệp cao, đủ năng lực cạnh tranh với lao động của các nước khác trong khu vực.

Mặt khác, Chiến lược Phát triển ngành nghề kiểm toán độc lập theo Quyết định 480/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt mốc 350 DN kiểm toán độc lập với 20.000 người làm việc, 7.000 KTV, doanh thu ước đạt 10.000 tỷ đồng. Theo các chuyên gia, mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi mà công tác đào tạo nhân lực tại các trường đại học, học viện, các cơ sở đào tạo thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Tại Hội thảo: “Kế toán, kiểm toán Việt Nam - 20 năm hội nhập và phát triển” vừa qua, nhiều chuyên gia khuyến nghị cần phải có các giải pháp cụ thể hơn đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán. Với tư cách là Chủ tịch VAA và là người trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo ngành nghề kế toán, kiểm toán, PGS.TS Đặng Văn Thanh - Chủ tịch VAA trăn trở: “Khi mở cửa, hội nhập AEC, liệu đội ngũ kế toán, KTV của chúng ta có đủ năng lực để tự do dịch chuyển, cạnh tranh với lao động của các nước khác trong khu vực ASEAN hay không? Công tác đào tạo kế toán, kiểm toán phải được coi là vấn đề quan trọng với chiến lược, sách lược cụ thể”.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán, đáp ứng được yêu cầu của DN trong và ngoài nước trong bối cảnh hội nhập khu vực ngày càng sâu rộng, một trong những giải pháp được các chuyên gia nhấn mạnh đó là cơ sở đào tạo phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy. Theo đó, chương trình đào tạo phải đảm bảo tính linh hoạt, thuận tiện, phù hợp với nội dung chương trình đào tạo các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để việc công nhận bằng cấp, chuyển đổi môn học hay tiếp tục học ở bậc cao hơn được thuận lợi.

Đồng thời, trong quá trình đào tạo, nhà trường cần phải kết nối với DN, các Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán có uy tín nhằm tăng cường các kỹ năng thực hành nghề nghiệp để sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước sớm ban hành thêm cơ chế khuyến khích, thu hút đội ngũ chuyên gia, giảng viên giỏi trong và ngoài nước tham gia vào quá trình đào tạo và ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập và quản lý các cơ sở đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán Tổng công ty Sông Đà năm 2012:Kỳ II Nhiều khoản đầu tư tài chính  không hiệu quả
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Qua kiểm toán, KTNN xác định giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn toàn Tổng công ty Sông Đà đến hết năm 2012 (tổng hợp số liệu tại các đơn vị được kiểm toán) là 6.179 tỷ đồng, gồm các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tại các đơn vị được kiểm toán là 1.321 tỷ đồng.
  • Nguồn nhân lực - điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công việc thực hiện  Kế hoạch hành động ASOSAI
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kế hoạch hành động thực hiện vai trò Chủ tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI giai đoạn 2015-2024 (gọi tắt là Kế hoạch hành động ASOSAI) được KTNN xây dựng và ban hành vào tháng 10/2015, xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện vai trò Chủ tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI qua từng năm nói chung cũng như công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 nói riêng với mục tiêu thực hiện thành công Đại hội ASOSAI lần thứ 14 và vai trò Chủ tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI từ 2015-2024. Một trong những nhiệm vụ được đánh giá là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc thực hiện thành công Kế hoạch hành động ASOSAI là vấn đề Tăng cường năng lực cán bộ thực hiện hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của KTNN.
  • Kế toán và kiểm toán Việt Nam: 20 năm cải cách và hội nhập
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Hội thảo “Kế toán và kiểm toán Việt Nam: 20 năm cải cách và hội nhập” do Tạp chí Kế toán và Kiểm toán phối hợp với Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam tổ chức ngày 26/4 tại Hà Nội đã thu hút đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các Bộ, ngành liên quan, trường đại học, DN và các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 20 năm ngày phát hành số Tạp chí Kế toán và Kiểm toán đầu tiên; 20 năm áp dụng Hệ thống kế toán cải cách Việt Nam (1996-2016).
  • Kiểm toán Tổng công ty Sông Đà năm 2012: Kỳ I: Doanh thu, thu nhập tăng  nhưng vẫn… lỗ
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Năm 2012, các DN xây dựng nói chung và Tổng công ty Sông Đà nói riêng tiếp tục bị ảnh hưởng lớn bởi nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Vì thế, mặc dù tổng doanh thu, thu nhập của Tổng công ty năm 2012 đạt 16.232 tỷ đồng, cao hơn năm 2011, nhưng kết quả tổng thể mang lại vẫn là… lỗ.
  • Xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ năm 2017
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngày 19/4, KTNN banhành Công văn số 402/KTNN-TCCB về việc hướng dẫn xây dựng nhiệm vụ nghiên cứukhoa học và công nghệ các cấp năm 2017 của KTNN.
Đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán: Đảm bảo cả về “lượng” và “chất”