Kiểm toán Tổng công ty Sông Đà năm 2012:Kỳ II Nhiều khoản đầu tư tài chính không hiệu quả

(BKTO) - Qua kiểm toán, KTNN xác định giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn toàn Tổng công ty Sông Đà đến hết năm 2012 (tổng hợp số liệu tại các đơn vị được kiểm toán) là 6.179 tỷ đồng, gồm các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tại các đơn vị được kiểm toán là 1.321 tỷ đồng.




Nhiều khoản đầu tư của Tổng công ty Sông Đà chưa có lợi nhuận. Ảnh: TS
Đầu tư tài chính mang vềcả lãi và lỗ

Trong đó, đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là 515,7 tỷ đồng, lợi nhuận được chia trong năm là 291,7 tỷ đồng. Công ty mẹ và các công ty được kiểm toán thực hiện đầu tư ra ngoài đảm bảo tỷ lệ theo quy định của Bộ Tài chính. Đến thời điểm kiểm toán, việc đầu tư ra ngoài của Công ty mẹ đã vượt 1,27 lần vốn điều lệ, tuy nhiên vấn đề này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 346/TTg-KHTC ngày 09/3/2011.

Cụ thể, tính đến 31/12/2012, Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà đã đầu tư vào 27 công ty với giá trị đầu tư 1.899,6 tỷ đồng. Trong số các công ty được đầu tư, 19 công ty có kết quả kinh doanh lãi, còn lại là lỗ. Đồng thời, Công ty mẹ thời điểm đó đang thực hiện đầu tư vào 5 công ty con với tổng giá trị 2.341 tỷ đồng và đầu tư vào 10 công ty liên danh, liên kết với tổng giá trị 742,2 tỷ đồng (trong đó có 3 công ty có kết quả sản xuất kinh doanh lỗ với tổng số lỗ gần 422 tỷ đồng, còn 5 công ty có lãi, 2 công ty đang trong giai đoạn đầu tư). Về phía một số đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà được kiểm toán, Công ty 9 đã đầu tư vào 5 công ty với tổng giá trị 142,5 tỷ đồng; Công ty 10 đầu tư vào 2 công ty với tổng giá trị gần 39,2 tỷ đồng với kết quả sản xuất kinh doanh đều có lãi…

Tình hình đầu tư của các đơn vị thành viên vào các công ty liên doanh, liên kết bên cạnh một vài công ty đạt kết quả khả quan, có lãi thì còn nhiều công ty có kết quả sản xuất kinh doanh khá “bi đát”: Công ty Hạ tầng đầu tư vào 2 công ty với tổng giá trị 50,5 tỷ đồng thì 1 công ty có kết quả kinh doanh lỗ; Công ty Tư vấn đầu tư vào 2 công ty với giá trị 2,9 tỷ đồng đều có kết quả lỗ; Công ty 5 đầu tư vào 2 công ty với giá trị 106,3 tỷ đồng thì 1 công ty có lỗ lũy kế lớn, Công ty Simco đầu tư vào 7 công ty với tổng giá trị 78,2 tỷ đồng thì kết quả 3 công ty thua lỗ…

Trong số các khoản đầu tư dài hạn, Công ty mẹ đã đầu tư vào 19 công ty với giá trị 275,8 tỷ đồng thì 12 công ty có kết quả kinh doanh có lãi, 1 công ty lỗ. Công ty mẹ cũng đã thực hiện đầu tư vào 6 công ty đang trong giai đoạn đầu tư với tổng giá trị 63,5 tỷ đồng. Các công ty thành viên cũng đầu tư vào 40 công ty khác, trong đó có 10 công ty có kết quả kinh doanh lỗ và 16 công ty đang trong giai đoạn đầu tư. KTNN cũng chỉ ra rằng Công ty mẹ đã đầu tư vào 8 công ty nằm ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính với tổng giá trị 460,1 tỷ đồng.

Thủy điện đầu tư cả…xi măng!?

Kết luận kiểm toán tại Công ty mẹ và 12 công ty thành viên nêu rõ, về cơ bản các các khoản đầu tư đã được thực hiện từ trước năm 2012, bên cạnh các khoản đầu tư mang lại lợi nhuận thì cũng còn những khoản đầu tư chưa có lợi nhuận hoặc không đem lại lợi nhuận. Các đơn vị đã thực hiện trích dự phòng các khoản đầu tư không hiệu quả, thua lỗ, nhưng cũng có những khoản đầu tư chưa được trích lập dự phòng, trong đó có khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long.

Mặc dù Công ty Xi măng Hạ Long mới đi vào hoạt động nên lỗ kế hoạch năm 2012 được tính toán là 495,9 tỷ đồng, năm 2013 là 595 tỷ đồng nên Tổng công ty chưa trích lập dự phòng. Nhưng trên thực tế, đến 31/12/2012, lỗ lũy kế của Công ty Xi măng Hạ Long đã lên tới 1.605 tỷ đồng. Kết quả này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà. Nguyên nhân lỗ chủ yếu được xác định là do giá cả nguyên, vật liệu, động lực đầu vào tăng, sản phẩm sản xuất mới tham gia thị trường nên chưa có thương hiệu dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, do vốn điều lệ của Công ty quá thấp (chiếm 14,54% tổng mức đầu tư thực tế và chiếm 10,72% tổng số vốn huy động để vận hành dự án) nên hoạt động sản xuất kinh doanh gần như dựa vào nguồn vốn vay, lãi vay quá cao trong giai đoạn 2010-2012, thời gian vay vốn ngắn… Từ đó dẫn đến chi phí khấu hao, chi phí tài chính chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm, tạo thành một nguyên nhân ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Trước tình hình đó, đồng thời do yêu cầu của tái cơ cấu đòi hỏi DNNN phải thoái vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, Thủ tướng Chính phủ đã thông báo ý kiến về phương án chuyển giao Xi măng Hạ Long cho Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu ý kiến phân tích của Bộ Tài chính, làm rõ tính khả thi của các phương án chuyển nhượng phần vốn góp của Tổng công ty Sông Đà tại Công ty Xi măng Hạ Long, kể cả tìm phương án bán cho nhà đầu tư nước ngoài có năng lực về tài chính, công nghệ. Việc hoàn thành thoái vốn tại Công ty Xi măng Hạ Long sẽ làm giảm đáng kể các khoản nợ từ bên ngoài cho Tổng công ty Sông Đà, ngoài ra số tiền thu được từ thoái vốn còn có thể được sử dụng để thanh toán các khoản vay bên ngoài của Tổng công ty.
QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • Nguồn nhân lực - điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công việc thực hiện  Kế hoạch hành động ASOSAI
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kế hoạch hành động thực hiện vai trò Chủ tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI giai đoạn 2015-2024 (gọi tắt là Kế hoạch hành động ASOSAI) được KTNN xây dựng và ban hành vào tháng 10/2015, xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện vai trò Chủ tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI qua từng năm nói chung cũng như công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 nói riêng với mục tiêu thực hiện thành công Đại hội ASOSAI lần thứ 14 và vai trò Chủ tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI từ 2015-2024. Một trong những nhiệm vụ được đánh giá là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc thực hiện thành công Kế hoạch hành động ASOSAI là vấn đề Tăng cường năng lực cán bộ thực hiện hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của KTNN.
  • Kế toán và kiểm toán Việt Nam: 20 năm cải cách và hội nhập
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Hội thảo “Kế toán và kiểm toán Việt Nam: 20 năm cải cách và hội nhập” do Tạp chí Kế toán và Kiểm toán phối hợp với Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam tổ chức ngày 26/4 tại Hà Nội đã thu hút đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các Bộ, ngành liên quan, trường đại học, DN và các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 20 năm ngày phát hành số Tạp chí Kế toán và Kiểm toán đầu tiên; 20 năm áp dụng Hệ thống kế toán cải cách Việt Nam (1996-2016).
  • Kiểm toán Tổng công ty Sông Đà năm 2012: Kỳ I: Doanh thu, thu nhập tăng  nhưng vẫn… lỗ
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Năm 2012, các DN xây dựng nói chung và Tổng công ty Sông Đà nói riêng tiếp tục bị ảnh hưởng lớn bởi nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Vì thế, mặc dù tổng doanh thu, thu nhập của Tổng công ty năm 2012 đạt 16.232 tỷ đồng, cao hơn năm 2011, nhưng kết quả tổng thể mang lại vẫn là… lỗ.
  • Xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ năm 2017
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngày 19/4, KTNN banhành Công văn số 402/KTNN-TCCB về việc hướng dẫn xây dựng nhiệm vụ nghiên cứukhoa học và công nghệ các cấp năm 2017 của KTNN.
  • Tăng cường công tác phòng,  chống tham nhũng (Trích tham luận của Thanh tra KTNN tại Hội nghị triển khai công tác năm 2016 của KTNN)
    8 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - KTNN được xác định là cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng, là một công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý các hành vi tham nhũng. Nhận thức đầy đủ tính nghiêm trọng và sự nguy hại của tham nhũng, hơn 20 năm qua, KTNN ngày càng khẳng định vai trò và vị trí không thể thiếu trong bộ máy nhà nước cùng góp phần phòng, chống tham nhũng.
Kiểm toán Tổng công ty Sông Đà năm 2012:Kỳ II Nhiều khoản đầu tư tài chính không hiệu quả