Đào tạo nhân lực lĩnh vực đường sắt với 14 chuyên ngành

(BKTO) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa thông báo về việc khảo sát nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực đường sắt.

ds.jpg
Ngành giao thông ước tính việc quản lý, khai thác... đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần khoảng 200.000 - 250.000 lao động. Ảnh: ST

Theo Bộ GTVT, triển khai định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển đường sắt và các quy hoạch, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ đang triển khai xây dựng, hoàn thiện Đề án phát triển nguồn nhân lực đường sắt (Đề án).

Để có đủ cơ sở dữ liệu nghiên cứu xây dựng Đề án, Bộ GTVT đề nghị các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đường sắt ở các chuyên ngành.

Cụ thể có 14 chuyên ngành đào tạo cần khảo sát ở các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, kĩ sư, công nhân/kĩ thuật viên và thời gian hoàn thành đào tạo.

Trong đó, chuyên ngành Tổ chức khai thác vận tải đường sắt đào tạo về kế hoạch và tổ chức vận hành tàu; xác lập hệ thống đường sắt (công trình, phương tiện, thiết bị, tổ chức bộ máy khai thác…).

Chuyên ngành Công trình đường sắt đào tạo về kỹ thuật xây dựng, bảo trì công trình đường sắt: hướng tuyến (mặt bằng, mặt đứng) đường sắt trong ga và ngoài tuyến; kết cấu nền móng và kiến trúc tầng trên đường sắt.

Chuyên ngành Công trình cầu đường sắt đào tạo về kỹ thuật xây dựng, bảo trì, vận hành khai thác đường sắt.

Chuyên ngành Công trình hầm đường sắt đào tạo về kỹ thuật xây dựng, bảo trì, vận hành khai thác hầm đường sắt.

Chuyên ngành Công trình công nghiệp sắt đào tạo về xây dựng dây chuyền công nghệ; bố trí nhân lực, máy móc, phương tiện, thiết bị… phục vụ chế tạo, sản xuất, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị đường sắt.

Các chuyên ngành Phương tiện đường sắt đào tạo về đầu máy, toa xe, sức kéo đường sắt; Hệ thống thông tin đường sắt đào tạo về thông tin phục vụ chạy tàu, thông tin phục khách hàng, thông tin nội bộ phục vụ điều hành khai thác, kinh doanh; Hệ thống tín hiệu và trung tâm điều hành đường sắt đào tạo về tín hiệu điều khiển tàu, trung tâm điều hành vận tải…

Trước đó, Bộ GTVT đã giao Viện Chiến lược và Phát triển GTVT chủ trì xây dựng Đề án về phát triển nguồn nhân lực đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao.

Trong đó, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT ước tính tổng nhu cầu nhân lực trực tiếp ở các khối quản lý nhà nước, quản lý dự án, tư vấn, xây lắp, vận hành cho xây dựng, khai thác đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cần khoảng 200.000 - 250.000 lao động, gồm: Nhân lực quản lý dự án 700 - 900 cán bộ, tư vấn 1.100 -1.300 lao động, xây lắp 180.000 - 240.000 lao động và giai đoạn vận hành là 13.880 lao động./.

Cùng chuyên mục
  • Giảm thuế giá trị gia tăng đến ngày 30/6/2025
    5 ngày trước Tài chính
    (BKTO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội.
  • Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD, hướng đến vượt mục tiêu năm 2025
    5 ngày trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Kết thúc năm 2024, xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD theo kế hoạch. Kết quả này đã chứng tỏ sự quyết tâm, nỗ lực của ngành thủy sản, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản sẵn sàng vượt qua mọi thách thức để bứt phá trong năm tới…
  • Nhiều địa phương thu ngân sách tăng cao so với cùng kỳ
    5 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Năm 2024 đã khép lại, nhiều địa phương thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, một số địa phương thu ngân sách tăng hơn 20% so với cùng kỳ, trong đó TP. Hà Nội và TP.HCM lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng.
  • Thu hút đầu tư vào Đồng Nai tăng ngoạn mục
    5 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai cho biết, năm 2024, hơn 138 nghìn tỷ đồng đã được các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đầu tư vào Đồng Nai. Trong đó, DN nội đầu tư vào địa phương này tăng 15% về số dự án, gấp hơn 21 lần vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ năm trước.
  • THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2025: CHINH PHỤC CHẶNG ĐƯỜNG MỚI!
    5 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Giới chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 2025 sẽ chinh phục chặng đường mới bởi các yếu tố hỗ trợ như: Kinh tế vĩ mô có nhiều điểm sáng, kỳ vọng nâng hạng thị trường, định giá hấp dẫn, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp tích cực hơn. Theo đó, Vn-Index được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng và hướng tới vùng 1.400-1.450 điểm trong năm 2025.
Đào tạo nhân lực lĩnh vực đường sắt với 14 chuyên ngành