Đào tạo nhân lực triển khai IFRS - Không còn thời gian để chần chừ!

(BKTO) - Việc chuyển đổi từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) giúp DN nâng cao chất lượng quản trị và thông tin, hoạt động hiệu quả hơn và gia nhập ở mức độ cao hơn nữa với các thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, để đáp ứng được lộ trình áp dụng IFRS, DN sẽ phải khẩn trương đào tạo và phát triển nhân sự chuyên sâu.




Theo lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam của Bộ Tài chính, bắt đầu từ năm nay đến hết năm 2025, các DN được tạo điều kiện để áp dụng IFRS tự nguyện và sau năm 2025 sẽ là giai đoạn bắt buộc lập báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất IFRS đối với một số đối tượng, bao gồm: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế, công ty mẹ là công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết.
IFRS là bộ chuẩn mực về lập và trình bày BCTC được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, giúp nâng cao tính minh bạch và khả năng so sánh với nhau của BCTC. Bên cạnh đó, áp dụng IFRS trong lập BCTC còn giúp nâng cao chất lượng quản trị và thông tin, giúp hoạt động của DN hiệu quả hơn. Việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS còn giúp các DN ở Việt Nam có thể gia nhập mức độ cao hơn với các thị trường tài chính quốc tế.
Lợi ích và lộ trình đã rõ ràng, nhưng việc triển khai áp dụng IFRS thành công là một bài toán đầy thách thức đối với các DN, trong đó có sự thiếu hụt nguồn nhân lực có kinh nghiệm, chuyên môn về IFRS. Do vậy, sự chuẩn bị hiệu quả và kịp thời nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng để DN có thể đáp ứng được lộ trình áp dụng IFRS bắt buộc từ sau năm 2025.

Cần sự vào cuộc của nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp
Chuyển đổi hiệu quả từ VAS gồm 26 chuẩn mực sang IFRS có hơn 40 chuẩn mực với nhiều sự khác biệt rất lớn là thách thức không nhỏ đối với DN. Áp dụng IFRS đòi hỏi sự thay đổi rất nhiều của DN, cần sự vào cuộc và hợp tác của nhiều bộ phận liên quan. Vì thế, trước khi chuyển đổi sang IFRS, các DN cần truyền thông và ban hành kế hoạch đào tạo nội bộ để ban lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các phòng ban liên quan trong công ty như: Bộ phận chiến lược, kinh doanh, pháp chế… được trang bị kiến thức và thông hiểu về IFRS, từ đó có sự hợp tác trong quá trình triển khai.
Theo kinh nghiệm thực tế tại các DN đã triển khai thành công IFRS, ban lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi các lãnh đạo DN hiểu rõ về IFRS sẽ ban hành những chính sách kịp thời như: Thành lập ban dự án về triển khai IFRS, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả… hỗ trợ quá trình chuyển đổi thành công. Lãnh đạo DN cũng là đối tượng cần được đào tạo về IFRS bởi đây là người sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt BCTC. Vì thế, cần hiểu rằng, chuyển đổi từ VAS sang IFRS không đơn giản chỉ là thay đổi chính sách kế toán và cũng không chỉ là trách nhiệm của riêng bộ phận kế toán mà còn là trách nhiệm của lãnh đạo và nhiều bộ phận liên quan.

Doanh nghiệp cần đào tạo nhân lực triển khai IFRS ngay từ bây giờ
Nếu theo lộ trình áp dụng của Bộ Tài chính thì các DN nằm trong đối tượng bắt buộc lập BCTC hợp nhất IFRS sẽ phải công bố BCTC theo IFRS đầu tiên vào cuối năm tài khóa 2025. Như vậy, các DN sẽ không còn nhiều thời gian cho việc đào tạo và phát triển nhân sự chuyên sâu về IFRS. Trong khi đó, hiện nay, số lượng nhân sự có kiến thức chuyên sâu về IFRS rất ít, chủ yếu tập trung ở các công ty kiểm toán đa quốc gia. Bởi vậy, các DN, đặc biệt là các công ty kiểm toán nên bắt đầu triển khai kế hoạch đào tạo nhân sự ngay từ bây giờ để có thể đáp ứng được lộ trình trên.
Thông thường, các DN sẽ cần trung bình khoảng 2 - 4 năm cho việc đào tạo nhân sự triển khai IFRS, chuẩn bị số liệu cho BCTC theo IFRS đầu tiên. Hiện tại, Việt Nam cũng có nhiều chương trình đào tạo IFRS giúp các DN có thể tìm hiểu để lên kế hoạch cho nhân viên theo học. Trong đó, Chứng chỉ IFRS của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) là chứng chỉ được thừa nhận trên toàn cầu với khoảng 70 giờ học bao quát toàn bộ tất cả chuẩn mực IFRS ở cấp độ cơ bản, giúp người học tự tin áp dụng ngay sau khi hoàn thành. Hiện giờ, các bài thi được thực hiện trực tuyến bằng tiếng Anh. Trong thời gian tới, ICAEW dự kiến sẽ triển khai các bài thi bằng tiếng Việt thi tại Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ mang đến sự thuận lợi cho người học lấy Chứng chỉ IFRS khi rào cản tiếng Anh được dỡ bỏ.
Những nhân sự kế toán đã tham gia các khóa học đào tạo khác về IFRS có thể hệ thống hóa lại chương trình, tham gia thêm một số nội dung đào tạo bổ sung top-up để hoàn tất và lấy Chứng chỉ IFRS của ICAEW - một chứng chỉ toàn diện và được công nhận trên toàn cầu mà không cần học lại cả chương trình 70 giờ. Trong tiến trình đưa chương trình về Việt Nam, ICAEW đã có đối tác đào tạo IFRS đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay, đó chính là Công ty, Trung tâm đào tạo UHY.

Đào tạo nhân lực IFRS sẽ thuận lợi hơn trong thời gian tới
Tới thời điểm này, một trong những thách thức lớn nhất khi chuyển đổi từ BCTC theo VAS sang IFRS chính là sự thiếu hụt nguồn nhân lực. Tuy nhiên, với sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan quản lý nhà nước, các DN và sự hỗ trợ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế, vấn đề nhân lực dự báo sẽ được cải thiện đáng kể trong những năm tới.
Ngoài kiến thức tài chính phức tạp của IFRS, người làm kế toán còn gặp thách thức về tiếng Anh. Nhân sự triển khai IFRS cần phải có trình độ tiếng Anh khá cao, có khả năng đọc hiểu các thuật ngữ phức tạp trong IFRS để áp dụng IFRS một cách chuẩn xác. Tuy vậy, tới thời điểm này, Bộ Tài chính cũng đã gần như hoàn thiện được Bộ IFRS bằng tiếng Việt. Đây sẽ là cơ sở, nền tảng vô cùng tốt để trong thời gian tới Việt Nam có thể triển khai việc đào tạo và thi cấp Chứng chỉ IFRS bằng tiếng Việt.
Vào tháng 7/2021, Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán (Bộ Tài chính) đã ký kết hợp tác với ICAEW. Theo đó, một trong những nội dung hợp tác quan trọng là xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng để lấy Chứng chỉ IFRS của ICAEW tại Việt Nam. Đây là nền tảng để ICAEW sớm đưa được chương trình đào tạo IFRS về Việt Nam, chuyển dịch sang tiếng Việt và sẽ có những kỳ thi bằng tiếng Việt tại Việt Nam. Đồng thời cũng sẽ là một trong những cách thức hiệu quả để đẩy nhanh quá trình đào tạo nguồn nhân lực tài chính chất lượng cao nhằm đáp ứng lộ trình triển khai IFRS của các DN tại Việt Nam trong thời gian tới./.
ĐẶNG THỊ MAI TRANG - Trưởng đại diện ICAEW Việt Nam
(Theo Báo Kiểm toán số Xuân)
Cùng chuyên mục
  • Quản lý chất lượng - nền tảng trong kỷ nguyên tiếp theo của hoạt động kiểm toán
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Với sự sụp đổ gần đây của nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu, chất lượng kiểm toán đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hướng tới quản trị rủi ro đối với chất lượng kiểm toán một cách toàn diện, Ủy Ban Chuẩn mực Kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo quốc tế (IAASB) đã ban hành Bộ chuẩn mực quản lý chất lượng kiểm toán mới. Để Bộ chuẩn mực này được hiểu đúng và áp dụng hiệu quả, các DN cung cấp dịch vụ kiểm toán cần xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể.
  • Chiến lược nào cho doanh nghiệp trong chuyển đổi IFRS?
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Không chỉ dừng lại ở mức tuân thủ, việc áp dụng theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) có thể mang lại cho DN các cơ hội về mặt chiến lược nếu biết cách tận dụng và lựa chọn cách thức chuyển đổi hợp lý.
  • Cập nhật chuẩn mực kiểm toán Việt Nam:  Huy động đủ nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Hiện nay, yêu cầu cập nhật các chuẩn mực nghề nghiệp, trong đó có chuẩn mực kiểm toán (CMKT) đã trở nên cấp thiết. Với sự hỗ trợ tích cực từ Bộ Tài chính, các kiểm toán viên (KTV), DN kiểm toán, cùng các trường đại học, hiệp hội, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã bắt đầu cập nhật hệ thống CMKT Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng như tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế.
  • ​Kiểm toán nhà nước góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trong những năm qua, thông tin và tài liệu do KTNN cung cấp là một trong những căn cứ quan trọng để Quốc hội thực hiện hoạt động giám sát, chất vấn và giải quyết các thắc mắc, kiến nghị của cử tri về tài chính, ngân sách, tình hình quản lý, sử dụng tài sản quốc gia. Để tăng cường vai trò, trách nhiệm phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, KTNN cần đẩy mạnh loại hình kiểm toán hoạt động, đảm bảo tính độc lập trong thực hiện nhiệm vụ và tăng tính minh bạch, độ tin cậy của các kết quả kiểm toán.
  • Nghĩa tình của KTNN với các gia đình chính sách, hộ nghèo trong dịp Tết 2022
    2 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Tiếp tục chuỗi hoạt động chung tay hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và gia đình chính sách nhân dịp đón Xuân Nhâm Dần 2022, ngày 25/01, Công đoàn KTNN và Công đoàn KTNN khu vực XI đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức Chương trình tặng quà Tết trên địa bàn hai xã Ngư Lộc và Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Đào tạo nhân lực triển khai IFRS - Không còn thời gian để chần chừ!