Đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42

(BKTO) - Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục triển khai và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội (Nghị quyết 42).



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

   

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Văn bản số 5962/NHNN-TTGSNH yêu cầu VAMC, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục triển khai và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.

Theo nội dung Văn bản, ngày 16/6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 63/2022/QH15 thống nhất việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD từ ngày 15/8/2022 đến hết 31/12/2023.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 42 trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết, NHNN yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC thực hiện một số nội dung:

Tiếp tục triển khai đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu theo Nghị quyết 42; đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đã được phân công tại Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 và các văn bản chỉ đạo của NHNN có liên quan đến việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 42 trong thời gian Nghị quyết được kéo dài.

Cùng với đó, tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an, Thi hành án dân sự, cơ quan thuế, Tòa án các cấp và các cơ quan liên quan để thực thi có hiệu quả các chính sách tại Nghị quyết 42, đặc biệt là các chính sách về thu giữ tài sản bảo đảm (Điều 7), áp dụng thủ tục rút gọn trong tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án (Điều 8), thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm (Điều 12, Điều 15), các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (Điều 9, Điều 15).

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về xử lý nợ theo Nghị quyết 42 trong nội bộ và đến khách hàng hiện đang có nợ xấu tại TCTD để khách hàng hiểu rõ quyền của TCTD trong việc xử lý nợ xấu, thu giữ tài sản bảo đảm và trách nhiệm trả nợ của khách hàng.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và VAMC tăng cường phối hợp trong việc triển khai các hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu đối với các khoản nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt và mua theo giá thị trường nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu theo Nghị quyết 42.

Mặt khác, tiếp tục nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo về nợ xấu, kết quả xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu theo Nghị quyết 42… Kịp thời báo cáo NHNN và các đơn vị có liên quan các khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý liên quan đến triển khai xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 trong thời gian Nghị quyết được kéo dài.

Thống đốc NHNN cũng đã có Văn bản số 5961/NHNN-TTGSNH yêu cầu các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 42 trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết./.

THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • Tận dụng cơ hội, mở rộng thị trường LPG nội địa
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Với xu hướng chuyển dịch năng lượng tại thị trường Việt Nam theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa dầu đang mở ra những cơ hội phát triển tích cực, góp phần mở rộng thị trường LPG nội địa. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt ra tại Hội thảo Thị trường và công tác quản lý kinh doanh LPG/LNG do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức mới đây.
  • Petrovietnam không ngừng nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh đầy biến động
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Với các giải pháp quản trị điều hành hiệu quả, linh hoạt, đặc biệt là quản trị biến động, phát huy hiệu quả chuỗi giá trị toàn ngành Dầu khí trong vòng 3 năm trở lại đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) không những trụ vững trong gian khó mà còn vươn lên đầy ngoạn mục. Những thông tin này vừa được ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Petrovietnam chia sẻ với báo chí.
  • Nan giải “bài toán” nợ đọng trong ngành xây dựng
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong nhiều năm qua, nợ đọng là một vấn đề nan giải trong ngành xây dựng, khi hầu hết các doanh nghiệp (DN) đều bị nợ đọng. Thực trạng này khiến nhiều DN đối mặt với nguy cơ phá sản và đang mong mỏi các giải pháp để xử lý, tháo gỡ.
  • Dự báo 2 kịch bản phát triển kinh tế đến năm 2030
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Khi xây dựng dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, các chuyên gia, nhà quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đã đưa ra 2 kịch bản phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo dựa trên các giả định về sự thay đổi của bối cảnh thế giới, việc lựa chọn chính sách phát triển để khai thác các tiềm năng, cơ hội cũng như hóa giải các hạn chế, thách thức của Việt Nam.
  • Nhóm giáo dục có chỉ số giá tăng cao nhất trong "rổ" hàng hóa CPI tháng 8/2022
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước và tăng 3,6% so với tháng 12/2021; tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước.
Đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42