Nhóm giáo dục có chỉ số giá tăng cao nhất trong "rổ" hàng hóa CPI tháng 8/2022

(BKTO) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước và tăng 3,6% so với tháng 12/2021; tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước.



                
   

Nhóm giáo dục có chỉ số giá tăng cao nhất trong "rổ" CPI tháng 8/2022. Ảnh minh họa: Thời báo Ngân hàng

   

Nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng nhẹ so với tháng trước là do giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và bước sang năm học mới 2022-2023, học phí giáo dục tại một số địa phương tăng trở lại, tuy nhiên giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2022.

Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,64%.Trong mức tăng 0,005% của CPI tháng 8/2022 so với tháng trước có 09 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Cụ thể, trong 09 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm giáo dục tăng cao nhất với 1,46%. Trong đó, chỉ số giá dịch vụ giáo dục tăng 1,51% so với tháng trước do trong tháng 8/2022 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2022-2023.

Đồng thời, do chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng. Giá sách giáo khoa tăng 1,05%, bút viết các loại tăng 1,38%, giá vở, giấy viết các loại tăng 1,02% so với tháng trước.

Tiếp đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,05% (làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm), trong đó lương thực tăng 0,19% (tác động CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm); thực phẩm tăng 1,33% (tác động tăng 0,28 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,73% (tác động CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm).

Các nhóm có chỉ số giá tăng còn lại là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,43%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,26%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,21%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,09%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,2%.

02 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01% và nhóm giao thông giảm 5,51% (làm CPI chung giảm 0,53 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước.

Lạm phát cơ bản tháng 8/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu./.
PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • Vượt khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong điều kiện kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong công tác phát triển người tham gia cũng như công tác thu, đôn đốc thu hồi nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… Hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ về BHXH, BHYT, BHTN của các địa phương đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.
  • Tạo đột phá trong sửa đổi Luật Đất đai
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề Nghị quyết số 18-NQ/TW và những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức sáng 30/8, bên cạnh những lưu ý, yêu cầu khi sửa đổi Luật Đất đai, các đại biểu cũng tập trung trao đổi về giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, bảo đảm tiết kiệm, bền vững; việc tạo cơ sở nền tảng để quản lý tốt nguồn lực đất đai…
  • Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 8/2022 ước đạt 106 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 8 tháng năm 2022, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán năm và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.
  • Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt hơn 66 tỷ USD
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho biết, trong 8 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông, lâm, thủy sản (NLTS) ước đạt khoảng 66,2 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước khoảng 36,3 tỷ USD, tăng 13,1%.
  • Cần nâng cao chất lượng giải quyết quyền lợi bảo hiểm
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Đề án Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 (Dự thảo). Góp ý cho Dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cơ quan soạn thảo cần xem xét, cân nhắc bổ sung thêm một số chỉ tiêu về chất lượng giải quyết quyền lợi bảo hiểm, để nâng cao chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm.
Nhóm giáo dục có chỉ số giá tăng cao nhất trong "rổ" hàng hóa CPI tháng 8/2022