Đến 2030, Học viện Tư pháp trở thành trung tâm uy tín trong đào tạo, bồi dưỡng tư pháp ở Việt Nam và khu vực

(BKTO) - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1155/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”.



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

   

Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm khẳng định vị trí, chức năng của Học viện Tư pháp là trung tâm lớn về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, Học viện Tư pháp thực sự trở thành trung tâm lớn, có uy tín trong đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế ở Việt Nam và có vị trí trong khu vực. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025 phấn đấu đạt một số chỉ tiêu sau:

Về đào tạo: Đào tạo nghề luật sư 2.000 người/năm, trong đó đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế 100-150 người/năm, đào tạo nghề luật sư chất lượng cao 120-200 người/năm; đào tạo nghề công chứng 1.000 người/năm, trong đó đào tạo nghề công chứng chất lượng cao 100-150 người/năm; đào tạo nghề đấu giá 100 người/năm; đào tạo nghề thừa phát lại 100 người/năm.

Về bồi dưỡng: Bồi dưỡng cho luật sư 300 người/năm; bồi dưỡng cho công chứng viên 300 người/năm; bồi dưỡng cho công chức tư pháp - hộ tịch 200 người/năm; bồi dưỡng tiếng Anh pháp lý cho các chức danh tư pháp, công chức, viên chức và theo nhu cầu xã hội 100-150 người/năm…

Đề án phấn đấu đến năm 2030, số hóa được 70% bài giảng và 100% giáo trình, hồ sơ tình huống của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng và đưa vào áp dụng 9 chương trình đào tạo mới: Chương trình đào tạo thẩm tra viên thi hành án dân sự, Chương trình đào tạo thư ký thi hành án dân sự, Chương trình đào tạo đăng ký viên giao dịch bảo đảm, Chương trình đào tạo trợ giúp viên pháp lý, Chương trình đào tạo thư ký nghiệp vụ thừa phát lại, Chương trình đào tạo trọng tài viên thương mại, Chương trình đào tạo hòa giải viên thương mại, Chương trình đào tạo công chức tư pháp - hộ tịch, Chương trình đào tạo quản tài viên./.

HỒNG NHUNG
Cùng chuyên mục
  • Tạo môi trường làm việc bình đẳng để rút ngắn khoảng cách giới
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Hiện nay, tỷ lệ nữ tham gia lao động chiếm hơn 60% tổng số người trong độ tuổi lao động, cao hơn so với nhiều quốc gia (toàn cầu chiếm gần 50%). Chính vì vậy, việc tạo ra môi trường làm việc bình đẳng cho lao động nữ sẽ là giải pháp quan trọng để rút ngắn khoảng cách giới.
  • Báo Kiểm toán đạt giải C cuộc thi viết ‘Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam’
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Chiều ngày 03/10, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp tổ chức trao giải cuộc thi viết về kỹ năng lao động Việt Nam với chủ đề “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”
  • Khắc phục “khoảng trống” pháp lý về lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Để không tạo ra “khoảng trống” pháp lý giữa các quy định hiện hành, khi sửa Luật Dầu khí, cần xem xét bổ sung các quy định cụ thể về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí. Trong các phiên thảo luận lấy ý kiến đại biểu Quốc hội cũng như tại các hội thảo về Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề này đã được đề cập.
  • Đảm bảo thúc đẩy thực hiện hợp đồng dầu khí đã và đang triển khai
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Để đảm bảo tính rõ ràng, đơn giản hóa các thủ tục phê duyệt và các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực dầu khí, đặc biệt đối với các dự án dầu khí đã và đang triển khai trước ngày Luật Dầu khí (sửa đổi) có hiệu lực, nhiều chuyên gia góp ý, vẫn còn một số vấn đề, nội dung cần phải được tiếp tục nghiên cứu, quy định rõ ràng hơn trong Dự thảo Luật.
  • BSR đã nộp ngân sách nhà nước gần 14 nghìn tỷ đồng
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa có buổi làm việc với Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) - doanh nghiệp quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất - về tình hình sản xuất, kinh doanh năm 2022 và công tác xây dựng kế hoạch 2023.
Đến 2030, Học viện Tư pháp trở thành trung tâm uy tín trong đào tạo, bồi dưỡng tư pháp ở Việt Nam và khu vực