Dịch vụ dầu khí nâng cao sức cạnh tranh

(BKTO) - Sau những nỗ lực tái cấutrúc mạnh mẽ trong giai đoạn 2011-2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tự tinphát triển dịch vụ dầu khí - 1 trong 5 lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn. Đến nay,hầu hết các đơn vị của Tập đoàn đều có đủ năng lực và có khả năng cạnh tranh tốthơn để thực hiện các yêu cầu dịch vụ dầu khí ở thị trường trong nước và quốc tế.




Các đơn vị dịch vụ dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đều hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu, lợi nhuận hợp nhất năm 2015. Ảnh: TL

Cung cấp dịch vụ dầu khí hoàn chỉnh

Có thể điểm danh những tên tuổi điển hình trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí chất lượng cao của Tập đoàn Dầu khí như: Liên doanh Việt Nga - Vietsovpetro với dịch vụ vận hành các giàn khai thác dầu khí, khoan tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, xây lắp các công trình biển, khảo sát địa - vật lý giếng khoan, dịch vụ khoa học công nghệ; Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) với dịch vụ xây lắp các công trình biển, tàu thuyền, kho bãi, khảo sát địa chấn, bảo dưỡng các công trình biển… Bên cạnh đó, còn có hàng loạt các dịch vụ khoan, vận chuyển khí, cung cấp khí, cung ứng khí dân dụng, vận chuyển dầu thô, sản phẩm dầu, khí, hóa chất, dịch vụ hậu cần các công trình biển, dịch vụ hóa phẩm dầu khí, dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu dầu thô và xăng dầu, cung ứng các sản phẩm xăng dầu, dịch vụ kiểm định năng lượng, dịch vụ bảo dưỡng khâu sau, do nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn như: PVDrilling, Petrosetco, PVOil, PVTrans, DMC, PVE, PVC, DQS… đảm nhiệm.

Nhưng năm 2015, công tác dịch vụ dầu khí gặp nhiều khó khăn, giá dầu suy giảm nên nhiều nhà thầu dầu khí cắt giảm khối lượng công việc và yêu cầu giảm giá dịch vụ. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí khốc liệt hơn. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ dầu khí nước ngoài có tiềm lực vượt trội về cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, kinh nghiệm, tài chính… sẵn sàng tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ trong nước với mục tiêu đảm bảo công ăn việc làm và tránh thua lỗ càng gây thêm trở ngại lớn cho các đơn vị dịch vụ dầu khí trong Tập đoàn.

Những khó khăn tại thị trường trong nước càng gia tăng khi Luật Đấu thầu (có hiệu lực từ ngày 01/7/2014) với nhiều quy định chưa phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành Dầu khí, nhiều thủ tục còn phức tạp. Đồng thời, Tập đoàn chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục các dịch vụ được áp dụng hình thức đàm phán trực tiếp đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới các đơn vị khi tham gia làm dịch vụ. Đối với công tác phát triển dịch vụ dầu khí ra nước ngoài cũng gặp nhiều bất lợi do sự cạnh tranh cao của các công ty đa quốc gia và DN bản địa, kèm theo đó là các rào cản về bảo hộ mậu dịch, thương mại, thuế quan.

Tuy nhiên, do bám sát các nhiệm vụ trọng tâm và tổ chức triển khai theo dõi sát sao các hợp đồng cung cấp dịch vụ, chủ động tìm kiếm các hợp đồng mới nên hoạt động dịch vụ dầu khí tiếp tục đạt kết quả tích cực. Những nỗ lực này đã giúp Tập đoàn đạt doanh thu dịch vụ dầu khí 196 ngàn tỷ đồng năm 2015 - vượt 19% kế hoạch năm và chiếm tới 35% tổng doanh thu toàn Tập đoàn.

Tập trung phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu

Hầu hết các đơn vị dịch vụ dầu khí của Tập đoàn đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu hợp nhất, lợi nhuận hợp nhất năm 2015. Tỷ suất lợi nhuận hợp nhất sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 của nhiều đơn vị dịch vụ đã hoàn thành vượt mức so với mục tiêu kế hoạch năm đề ra.

Tính chung 5 năm (2011-2015), tổng doanh thu dịch vụ dầu khí đạt 1.114 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình 4%/năm, chiếm 31,7% tổng doanh thu toàn Tập đoàn. Kết quả của giai đoạn này đã tăng gấp 2,7 lần so với thực hiện 5 năm (2006-2010), trong đó năm 2011 đạt 207,8 ngàn tỷ đồng, tăng 24% so với 2010; năm 2012 đạt 234 ngàn tỷ đồng, tăng 13% so với 2011; năm 2013 đạt 236,3 ngàn tỷ đồng, tăng 1% so với 2012; năm 2014 đạt 240,7 ngàn tỷ đồng, tăng 2% so với 2013. Trong suốt giai đoạn này, hầu hết các đơn vị dịch vụ dầu khí đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính Tập đoàn giao và tăng trưởng cao hơn so với 5 năm trước đó. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhiều đơn vị dịch vụ chủ lực của Tập đoàn đều đạt cao, từ 13 - 27%/năm.

Bước sang năm 2016, các DN dịch vụ dầu khí dự đoán giá dầu suy giảm sẽ tiếp tục tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Với vai trò là đơn vị dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu của Tập đoàn, đại diện của PTSC chia sẻ: “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, tăng cường tham gia đấu thầu các dự án trên bờ trong nước, các dự án xây lắp dầu khí ở nước ngoài”. Trong số các giải pháp trọng tâm mà PTSC sẽ tập trung triển khai có giải pháp nâng cao kỹ năng, năng lực, hiệu quả trong công tác phát triển kinh doanh, chào giá, đấu thầu; phát triển theo chiều rộng và đi vào chiều sâu trong hợp tác với các đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước để phát huy sức mạnh tổng hợp. Đồng thời đẩy mạnh hợp tác cùng các nhà sản xuất lớn, mạnh trên thế giới, nghiên cứu phát triển các loại hình dịch vụ khả thi, dù nhỏ, phụ trợ, kể cả công tác xúc tiến thương mại, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trên bờ, trên biển, dầu khí và công nghiệp. Nguyên tắc xuyên suốt đang được PTSC quán triệt là tập trung quản lý, phát triển nguồn lực tinh, chuyên gia, làm chủ hệ thống thông tin, khoa học công nghệ và không ngừng nâng cao giá trị, chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

HỒNG THOAN
Cùng chuyên mục
  • Rào cản và cơ hội của doanh nghiệp trong hội nhập
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong bối cảnh hội nhập, DN Việt Nam ngày càng có nhiều điều kiện trựctiếp giao thương và tiếp nhận đầu tư một cách rộng mở với các nước có nền côngnghiệp và kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, để nắm bắt được những cơ hộităng trưởng, DN cần nhìn nhận và xác định rõ vị trí hiện tại của mình, những cơhội và thách thức để từ đó xác định được hướng đi đúng đắn nhất.
  • Cần có lộ trình siết tín dụng bất động sản
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dựthảo sửa đổi Thông tư 36/2014/NHNH (Thông tư 36) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)đang gây nhiều tranh cãi với việc siết chặt tín dụng vào bất động sản (BĐS).Nhiều ý kiến lo ngại động thái này sẽ tác động tiêu cực và kìm hãm sự hồi phụccủa thị trường BĐS.
  • Điện lực Dầu khí đóng góp lớn cho NSNN
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhìn xuyên suốt cảgiai đoạn 5 năm (2011-2015), ông Hồ Công Kỳ - Chủ tịch HĐTV của Tổng công ty Điệnlực Dầu khí (PV Power) cho biết, từ việc quản lý và vận hành 8 nhà máy điện, PVPower đạt tổng doanh thu 116.374 tỷ đồng, tổng lợi nhuận đạt 6.963 tỷ đồng,đóng góp cho NSNN 5.659 tỷ đồng.
  • Gỡ rào cản cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - “Các DN trong và ngoài nướcđều đánh giá Việt Nam có triển vọng rất lớn về phát triển nông nghiệp với nhiều sản phẩm nôngsản xuất khẩu hàng đầu thế giới. Thế nhưng tại sao không ai muốn đầu tư vàonông nghiệp?” - đó là băn khoăn của TS. Đặng Kim Sơn -nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách phát triển nông nghiệp nôngthôn.
  • Thúc đẩy đầu tư các dự án giao thông theo hình thức xã hội hóa
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong điều kiện NSNNcòn hạn hẹp, Chính phủ đã thực hiện chủ trương xã hội hóa (XHH) đầu tư xây dựngkết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) và đạt được những kết quả quan trọng,mạng lưới giao thông của nước ta từng bướcđược hoàn thiện, nhiều dự án quy mô lớn đã hoàn thành và đưa vào khai thác. Lãnhđạo Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) khẳng định, việc triểnkhai các dự án giao thông theo hình thức XHH là nhiệm vụ số một của ngành GTVTtrong giai đoạn tiếp theo.
Dịch vụ dầu khí nâng cao sức cạnh tranh