Diễn biến tỷ giá cuối năm: Không quá lo ngại

(BKTO) - Nếu như năm 2015 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn phải ứng phó với những biếnđộng của tỷ giá thì năm 2016 tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhìn chung tương đốiổn định. Mặc dù trong tháng 11 vừa qua, tỷ giá (USD/VND) đã tăng cao do chịutác động của thị trường thế giới song nhà điều hành cũng như các chuyên gia vẫnhết sức lạc quan về diễn biến tỷ giá dịp cuối năm.



Tỷ giá tăng do nhiều yếu tố

Nhìn lại 3 quý đầu năm 2016, có thể thấy, tỷ giá giảm nhanh trong tháng 1 rồi tương đối ổn định trên mặt bằng tỷ giá mua của NHNN (22.300 VND/USD). Cùng với đó, tâm lý găm giữ ngoại tệ và tỷ lệ đô la hóa đều giảm. NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ, đưa dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục, thanh khoản thị trường tốt. Dưới lăng kính của các chuyên gia, điều này cho thấy, điều hành tỷ giá của NHNN thời gian qua là khá linh hoạt, phù hợp với cung - cầu ngoại tệ trong nước và diễn biến trên thị trường quốc tế. Cơ chế thả nổi tỷ giá có kiểm soát từ đầu năm đã giúp ổn định tiền đồng, giảm rủi ro tỷ giá cho nhà đầu tư quốc tế.

Tuy nhiên, trong quý IV, từ sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ được công bố (ngày 09/11), tỷ giá có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể, đồng USD tăng liên tiếp tại nhiều phiên giao dịch, đạt mức tăng cao nhất trong vòng 13 năm qua; tỷ giá trung tâm của NHNN cũng chính thức tăng trên 1% so với đầu năm; tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại phổ biến ở mức 22.680đồng/USD - 22.790 đồng/USD.

Trả lời báo chí mới đây, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cũng đã khẳng định: Những diễn biến về tỷ giá trên thị trường trong nước thời gian vừa qua là dễ hiểu vì từ đầu năm 2016, NHNN đã chuyển sang cách thức điều hành tỷ giá mới linh hoạt hơn, tức là cho phép tỷ giá biến động hằng ngày phù hợp với những diễn biến trên thị trường trong nước và quốc tế. Trên thế giới, biến động đồng USD cũng như các đồng tiền khác là khá lớn. Tỷ giá tăng nhanh trong mấy ngày qua chủ yếu là do yếu tố tâm lý và có thể có diễn biến đảo chiều trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận định, phần lớn nhà đầu tư đều kỳ vọng vào động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong tháng 12 này. Nếu FED tăng lãi suất thì đồng USD cũng sẽ tăng giá so với các đồng tiền khác. Mặt khác, tỷ giá tăng cũng là xu hướng chung trong những năm gần đây. Thời điểm cuối năm được coi là mùa cao điểm của tỷ giá. Cầu ngoại tệ tăng đột biến chủ yếu do nhu cầu thanh toán tăng và các DN chủ động mua ngoại tệ để thanh toán nợ đến hết năm. Cùng với đó, việc NHNN Việt Nam chủ động điều chỉnh tỷ giá để giảm áp lực cho thị trường ngoại tệ trong năm 2017 cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ giá tăng lên.

“Sóng tỷ giá” cuối năm 2016 sẽ có nhưng không gây sốc với thị trường cũng như nhà đầu tư. Ảnh: TK
Áp lực tỷ giá không quá lớn

Dù tỷ giá đã có biến động trong những ngày qua song theo các chuyên gia, nhiều yếu tố cho thấy áp lực tăng tỷ giá dịp cuối năm không quá lớn. Yếu tố trước hết tác động đến tỷ giá chính là quan hệ cung - cầu ngoại tệ. Theo PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng (Học viện Ngân hàng) cầu cuối năm tăng do nhu cầu nhập khẩu tăng. Nhưng, lượng cung ngoại tệ cũng tăng lên, điển hình là cán cân thương mại xuất siêu, tức là xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. Điều này cộng với luồng vốn FDI và nguồn kiều hối sẽ giúp chúng ta không lo áp lực tỷ giá.

Phó Thống đốcNHNN Nguyễn Thị Hồng cũng khẳng định thêm: Từ nay đến cuối năm, cung ngoại tệ tiếp tục được hỗ trợ bởi nguồn thu từ xuất khẩu, kiều hối chuyển vào dịp cuối năm, giải ngân dòng vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp... Trong khi đó, cầu ngoại tệ không có áp lực lớn, đặc biệt nhu cầu ngoại tệ mua trước hạn thường xảy ra khi biến động tăng về tỷ giá không cao. Thêm nữa, việc NHNN cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục được vay ngoại tệ theo Thông tư 24/2015/TT-NHNN đến hết năm 2017 góp phần giảm cầu mua ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài, hỗ trợ tích cực cho thị trường.

Kỳ vọng FED tăng lãi suất vào tháng 12 được cho là áp lực lớn nhất với tỷ giá Việt Nam dịp cuối năm nay. TS. Cấn Văn Lực - Cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - dự báo: Nền kinh tế Mỹ đủ điều kiện để FED có thể điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 12. Đây là điều chúng ta đáng quan tâm. Tuy nhiên, nhà đầu tư và thị trường đã tính toán tới khả năng này nên cuối năm “sóng tỷ giá” vẫn có nhưng về cơ bản là không lớn.

Mặt khác, với việc điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt từ đầu năm và mức dự trữ ngoại hối cao, NHNN hoàn toàn có thể chủ động mua vào, bán ra để ổn định cung - cầu ngoại tệ dịp cuối năm. NHNN cũng đã cam kết sẽ theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế để chủ độngthực hiện các biện pháp và công cụ điều hành phù hợp, sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp nhằm ổn định thị trường.
NGỌC MAI
Cùng chuyên mục
  • Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các ngân hàng: Cần thiết nhưng phải có lộ trình
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Giai đoạn 2(2016-2020) của quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được khởiđộng. Một trong những vấn đề đặt ra ở giai đoạn này là cần xây dựng lộ trình phùhợp để có thể giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các ngân hàng.
  • Xử lý nợ xấu: Sớm tháo gỡ nút thắt về cơ chế, chính sách
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Câu chuyện xử lý nợ xấu vẫn đang tiếp tục thu hút sựquan tâm của các đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia. Bên cạnh đề xuấtdùng ngân sách để xử lý nợ xấu, chứng khoán hóa nợ xấu hoặc chuyển nợ thành vốngóp, các chuyên gia khuyến nghị, cần sớm tháo gỡ những nút thắt về cơ chế,chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động mua bán nợ.
  • Quản lý thuế chuyển nhượng trong các giao dịch M&A
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Vấn đề quản lýthuế trong các thương vụ mua bán và sáp nhập DN (M&A) tại Việt Nam đang đặt racâu hỏi: Nhà nước thu được bao nhiêu tiền thuế Thu nhập DN, thuế Thu nhập cánhân qua các thương vụ M&A? Câu hỏi này càng cần nhanh có lời giải đáp khimà năm 2016, thị trường M&A tạiViệt Nam có thể đạt tới 600 thương vụ với tổng giá trị 6 tỷ USD. Con sốnày được đưa ra trên cơ sở 7 tháng năm 2016 hoạt động M&A tại Việt Nam đã đạt giátrị gần 3,5 tỷ USD và cả năm 2015 đã đạt 5,2 tỷ USD.
  • DNNN đóng thuế thu nhập lớn cho ngân sách
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Theosố liệu thống kê, tổng số thuế mà các DN trong Bảng xếp hạng 1000 DN nộp thuếthu nhập DN lớn nhất Việt Nam (V1000) năm 2016 đóng góp vào NSNN đạt hơn 90nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 11,87% so với tổng số thuế của Bảng xếp hạng năm2015 và chiếm khoảng 10,41% tổng thu NSNN năm 2015. Trong đó, Top 100 DN đứng đầuđã đóng góp gần 75% tổng số thuế thu nhập DN toàn Bảng xếp hạng.
  • Tăng vốn điều lệ: Ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Quá trình tái cơ cấu và hội nhậpkhu vực cũng như quốc tế đòi hỏi nhiều ngân hàng phải tăng vốn điều lệ để nângcao năng lực cạnh tranh, đủ sức vươn ra biển lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, kếhoạch tăng vốn điều lệ của các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn.
Diễn biến tỷ giá cuối năm: Không quá lo ngại