Xử lý nợ xấu: Sớm tháo gỡ nút thắt về cơ chế, chính sách

(BKTO) - Câu chuyện xử lý nợ xấu vẫn đang tiếp tục thu hút sựquan tâm của các đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia. Bên cạnh đề xuấtdùng ngân sách để xử lý nợ xấu, chứng khoán hóa nợ xấu hoặc chuyển nợ thành vốngóp, các chuyên gia khuyến nghị, cần sớm tháo gỡ những nút thắt về cơ chế,chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động mua bán nợ.



Hành lang pháp lý còn nhiều hạn chế

Sau 3 năm hoạt động, tính đến hết tháng 9/2016, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam (VAMC) mới chỉ thu hồi được trên 37 nghìn tỷ đồng nợ xấu, chiếm 15% tổng số nợ xấu đã mua về. Theo nhận định của các chuyên gia, thực trạng này một phần là do hệ thống pháp luật vẫn còn những nút thắt chưa được tháo gỡ để hỗ trợ cho quá trình xử lý nợ xấu.

Nút thắt đầu tiên liên quan đến các quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ). Đại diện Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) phân tích: Các quy định của pháp luật hiện hành đang làm cho quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ bị kéo dài và gặp nhiều khó khăn, khiến khoản nợ quá hạn trở thành nợ xấu và bị phân loại vào các nhóm nợ cao hơn. Cụ thể hơn, Chủ tịch VAMC Nguyễn Quốc Hùng dẫn chứng: Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định bên giữ TSBĐ phải giao tài sản cho người xử lý tài sản. Tuy nhiên, khi thực hiện, VAMC cũng như các TCTD không thể chủ động thu giữ được nếu chủ tài sản không đồng thuận, cố tình chống đối, thậm chí tạo ra các tranh chấp khác dẫn đến khởi kiện ra tòa làm kéo dài thời gian xử lý TSBĐ.

Các Bộ, ngành liên quan cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tháo gỡ các nút thắt, tạo lập một thị trường mua bán nợ phát triểnẢnh: TK
Bên cạnh đó, hành lang pháp lý vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho sự vận hành và phát triển của thị trường mua bán nợ. Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: Hiện nay, hệ thống pháp luật còn thiếu quy định và cơ chế tạo lập, phát triển thị trường mua bán nợ; chưa có quy định làm căn cứ cho việc định giá khoản nợ, TSBĐ và tổ chức bán đấu giá tài sản. Đơn cử, theo Luật Đầu tư (số 67/2014/QH13), kinh doanh dịch vụ mua bán nợ thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và Chính phủ quy định chi tiết việc công bố, kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ chưa quy định cụ thể về vấn đề này nên các DN không thể tham gia thị trường mua bán nợ xấu.

Còn theo luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico - Nghị định số 69/2016/NĐ-CP của Chính phủ đặt điều kiện quá cao đối với DN kinh doanh hoạt động mua bán nợ; DN trong nước và nước ngoài mua nợ, khi thay thế ngân hàng nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất thì vướng quy định của Luật Đất đai năm 2013 về việc không nhận thế chấp. Đây là rào cản, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ.

Gỡ nút thắt về cơ chế, chính sách

Trong bối cảnh dùng NSNN để xử lý nợ xấu khó nhận được sự đồng thuận cao của dư luận xã hội, “nếu không sớm tháo gỡ các nút thắt về cơ chế thì đòi hỏi xử lý nhanh và thực chất nợ xấu ở nước ta vẫn chỉ là lý thuyết”- TS. Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Hiện nay, vướng mắc chủ yếu nằm trong các quy định pháp luật. Bởi vậy, nhiều chuyên gia cùng chung quan điểm: Việc xử lý nợ xấu cũng cần những cơ chế pháp lý đặc biệt. Theo đó, muốn xử lý triệt để khối nợ đã mua, phải sớm xây dựng, ban hành một đạo luật về vấn đề này. Luật này có giá trị trong thời hạn xử lý nợ xấu từ 3-5 năm, trong đó bao gồm các quy định cụ thể nhằm trao thêm quyền năng cho VAMC, cho phép bán nợ dưới giá mua vào, có thể xử lý phần chênh lệch...

Cùng với đó, luật sư Trương Thanh Đức còn đề xuất sửa đổi một số luật khác. Chẳng hạn, Luật các TCTD năm 2010 cần sửa theo hướng nới rộng quyền quản lý, khai thác, nắm giữ, sở hữu bất động sản để tránh vi phạm quy định không được phép kinh doanh bất động sản; đồng thời phải công khai thông tin về giao dịch thế chấp tại ngân hàng, tránh xung đột với Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2015 nên cho phép ngân hàng tiếp tục được quyền thu giữ TSBĐ như trước đây; đến khi nào tòa án có đủ năng lực xét xử các vụ án đòi nợ và xử lý TSBĐ trong một vài tuần thì mới nên chấm dứt quyền thu giữ TSBĐ. Luật Đấu giá đang được thảo luận tại Quốc hội cần có quy định công nhận hiệu lực pháp lý của việc bán đấu giá, kể cả bán nợ, để tránh mâu thuẫn với các luật khác và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua tài sản đấu giá, qua đó thúc đẩy việc bán tài sản thế chấp của ngân hàng.

Ngoài ra, đại diện Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam kiến nghị, các Bộ, ngành liên quan chú trọng việc xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo lập một thị trường mua bán nợ phát triển và thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Việc khuyến khích, cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua bán nợ sẽ thu hút một nguồn vốn lớn, đẩy mạnh cạnh tranh giữa các bên trong thị trường. Ngân hàng Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn cụ thể cách xác định giá bán nợ, nhằm giảm thiểu tối đa thời gian định giá khoản nợ, tăng năng suất xử lý nợ xấu, tránh rủi ro cho TCTD./.


ĐỨC THÀNH
Cùng chuyên mục
  • Quản lý thuế chuyển nhượng trong các giao dịch M&A
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Vấn đề quản lýthuế trong các thương vụ mua bán và sáp nhập DN (M&A) tại Việt Nam đang đặt racâu hỏi: Nhà nước thu được bao nhiêu tiền thuế Thu nhập DN, thuế Thu nhập cánhân qua các thương vụ M&A? Câu hỏi này càng cần nhanh có lời giải đáp khimà năm 2016, thị trường M&A tạiViệt Nam có thể đạt tới 600 thương vụ với tổng giá trị 6 tỷ USD. Con sốnày được đưa ra trên cơ sở 7 tháng năm 2016 hoạt động M&A tại Việt Nam đã đạt giátrị gần 3,5 tỷ USD và cả năm 2015 đã đạt 5,2 tỷ USD.
  • DNNN đóng thuế thu nhập lớn cho ngân sách
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Theosố liệu thống kê, tổng số thuế mà các DN trong Bảng xếp hạng 1000 DN nộp thuếthu nhập DN lớn nhất Việt Nam (V1000) năm 2016 đóng góp vào NSNN đạt hơn 90nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 11,87% so với tổng số thuế của Bảng xếp hạng năm2015 và chiếm khoảng 10,41% tổng thu NSNN năm 2015. Trong đó, Top 100 DN đứng đầuđã đóng góp gần 75% tổng số thuế thu nhập DN toàn Bảng xếp hạng.
  • Tăng vốn điều lệ: Ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Quá trình tái cơ cấu và hội nhậpkhu vực cũng như quốc tế đòi hỏi nhiều ngân hàng phải tăng vốn điều lệ để nângcao năng lực cạnh tranh, đủ sức vươn ra biển lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, kếhoạch tăng vốn điều lệ của các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn.
  • Tiếp tục gỡ vướng trong thực thi chính sách thuế
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Chính sách thuế đã và đang cónhiều cải cách, đổi mới theo hướng đơn giản hóa các thủ tục nhằm tạo thuận lợicho DN. Tuy nhiên, theo phản ánh từ phía DN, trong quá trình thực thi các chínhsách thuế vẫn nảy sinh nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ.
  • Khơi thông dòng vốn tín dụng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp,nông thôn, vốn đầu tư, trong đó có dòng vốn vay từ các tổ chức tín dụng là mộtyếu tố đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vốn tín dụng chonông nghiệp, nông thôn còn èo uột, người dân và DN rất khó tiếp cận. Tìm giảipháp cho vấn đề này là chủ đề chính của Diễn đàn về Chính sách nông nghiệp số07: “Chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn - thực trạng và giải pháp”.
Xử lý nợ xấu: Sớm tháo gỡ nút thắt về cơ chế, chính sách