Quản lý thuế chuyển nhượng trong các giao dịch M&A

(BKTO) - Vấn đề quản lýthuế trong các thương vụ mua bán và sáp nhập DN (M&A) tại Việt Nam đang đặt racâu hỏi: Nhà nước thu được bao nhiêu tiền thuế Thu nhập DN, thuế Thu nhập cánhân qua các thương vụ M&A? Câu hỏi này càng cần nhanh có lời giải đáp khimà năm 2016, thị trường M&A tạiViệt Nam có thể đạt tới 600 thương vụ với tổng giá trị 6 tỷ USD. Con sốnày được đưa ra trên cơ sở 7 tháng năm 2016 hoạt động M&A tại Việt Nam đã đạt giátrị gần 3,5 tỷ USD và cả năm 2015 đã đạt 5,2 tỷ USD.



Khó trong quản lý thuế khi giao dịch M&A

Thực tế cho thấy, hình thức chủ yếu để thực hiện M&A là chuyển nhượng cổ phần, hoặc phần vốn góp của tổ chức, cá nhân trong DN cho một tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên, các DN, cá nhân khi thực hiện các giao dịch chuyển nhượng vốn (thương vụ M&A) thường tìm cách để đóng thuế thu nhập ít nhất, thậm chí là để không phải đóng thuế.

2.034 tỷ đồng là số tiền cơ quan Thuế thu được từ hoạt động chuyển nhượng vốn khi Central Group mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt NamẢnh: TK

Từ phía DN, có ý kiến cho rằng, thuế là một “cuộc chơi” giữa cơ quan Thuế và DN. Việc DN tìm cách có lợi nhất trong việc đóng thuế thu nhập là một hoạt động nghiệp vụ bình thường khi màthuế suất hoạt động chuyển nhượng vốn là 20% thu nhập chuyển nhượng (chênh lệch giữa giá mua và giá bán). Với thuế suất cao như vậy, không ít DN tìm cách lách thuế, né tránh nộp thuế khiến cơ quan quản lý thuế phải vất vả tìm để truy thu.

Trong các giao dịch M&A “khủng” nhất Việt Nam thời gian gần đây, có giao dịch của Tập đoàn Casino (Pháp) chuyển nhượng hệ thống Big C Việt Nam cho Central Group (Thái Lan) với giá trị lên đến 1,05 tỷ USD. Việc chuyển nhượng được tiến hành thông qua Công ty Cavi Retail Ltd - công ty liên kết có trụ sở ở Hồng Kông (Tập đoàn Casino sở hữu thương hiệu Big C trên toàn cầu, đầu tư vào hệ thống Big C Việt Nam thông qua Cavi Retail). Lập tức có ý kiến cho rằng, Tập đoàn Casino không sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, nên không là đối tượng phải thực hiện nộp thuế; còn Cavi Retail không có hoạt động chuyển nhượng vốn, không có thu nhập từ thương vụ M&A này nên cũng không phải là đối tượng phải thực hiện nộp thuế.

Từ vụ việc này có thể thấy rằng, công tác quản lý thuế đối với các thương vụ M&A rất phức tạp, nhất là đối với các thương vụ M&A có liên quan đến yếu tố đầu tư nước ngoài, các ông chủ DN đang hoạt động tại Việt Nam nhưng thực hiện việc chuyển nhượng vốn bên ngoài Việt Nam và sử dụng nhiều “chiêu” lách thuế, né tránh nộp thuế. Nếu không quyết liệt, ngành thuế sẽ vô cùng khó khăn trong việc thu thuế chuyển nhượng vốn.

Cần những biện pháp hạn chế thất thu thuế

Tín hiệu đáng mừng là sau thương vụ M&A đình đám trên, cơ quan quản lý nhà nước về thuế của Việt Nam vẫn thu được thuế chuyển nhượng. Theo thông tin được Bộ Tài chính công bố ngày 31/8, Central Group của Thái Lan đã thực hiện nộp toàn bộ 2.034 tỷ đồng tiền thuế chuyển nhượng vốn khi mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam từ Tập đoàn Casino (Pháp). Số tiền trên bao gồm tiền thuế chuyển nhượng khi mua lại Big C là 1.914 tỷ đồng và 120 tỷ đồng tiền thuế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2008. Đây là số tiền thuế từ hoạt động chuyển nhượng vốn cao nhất từ trước đến nay mà cơ quan Thuế của Việt Nam thu được.

Có ý kiến cho rằng, trong khi khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng thực hiện giao dịch M&A nhiều hơn DN trong nước, tỷ trọng vốn đầu tư của các DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng lớn hơn nhiều nhưng phần đóng thuế của các DN này là chưa tương xứng. Thêm một con số nữa có thể dẫn ra để minh chứng là: trong Bảng xếp hạng 1.000 DN nộp thuế thu nhập cao nhất Việt Nam năm 2016 (V1000) vừa được công bố, khối DN có vốn đầu tư nước ngoài có gần 300 DN nhưng tỷ lệ đóng góp vào tổng số thuế thu nhập DN của 1.000 DN chỉ chiếm 16%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đóng góp của khối DNNN (hơn 200 DN, 60% tổng số thuế).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất thu thuế từ chuyển nhượng vốn là do cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện và chế tài đối với hành vi cố tình không thực hiện nghĩa vụ thuế chưa đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế, đất đai và cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN chưa chặt chẽ, tạo ra kẽ hở để các DN có thể lách thuế.

Để ngăn chặn tình trạng này, một số chuyên gia nhấn mạnh rằng, cần quy định chặt chẽ về việc khi DN chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân khác thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng phải có chứng từ thanh toán và phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng, không dùng tiền mặt. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán, cơ quan Thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng và giá vốn chuyển nhượng. Trong trường hợp chuyển nhượng vốn không có hóa đơn (đối với tổ chức), chứng từ chứng minh (với cá nhân) đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, DN nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân chuyển nhượng vốn.

Hơn nữa, cần có quy định về cơ chế phối hợp giữa cơ quan Thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua hình thức cung cấp và trao đổi thông tin để cơ quan Thuế xử lý những trường hợp trốn thuế, né tránh nộp thuế. Đồng thời, cần bổ sung quy định DN chỉ được làm thủ tục thay đổi thành viên sở hữu cổ phần khi tổ chức, cá nhân đã hoàn thành nghĩa vụ thuế chuyển nhượng.
HỒNG THOAN
Cùng chuyên mục
  • DNNN đóng thuế thu nhập lớn cho ngân sách
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Theosố liệu thống kê, tổng số thuế mà các DN trong Bảng xếp hạng 1000 DN nộp thuếthu nhập DN lớn nhất Việt Nam (V1000) năm 2016 đóng góp vào NSNN đạt hơn 90nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 11,87% so với tổng số thuế của Bảng xếp hạng năm2015 và chiếm khoảng 10,41% tổng thu NSNN năm 2015. Trong đó, Top 100 DN đứng đầuđã đóng góp gần 75% tổng số thuế thu nhập DN toàn Bảng xếp hạng.
  • Tăng vốn điều lệ: Ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Quá trình tái cơ cấu và hội nhậpkhu vực cũng như quốc tế đòi hỏi nhiều ngân hàng phải tăng vốn điều lệ để nângcao năng lực cạnh tranh, đủ sức vươn ra biển lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, kếhoạch tăng vốn điều lệ của các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn.
  • Tiếp tục gỡ vướng trong thực thi chính sách thuế
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Chính sách thuế đã và đang cónhiều cải cách, đổi mới theo hướng đơn giản hóa các thủ tục nhằm tạo thuận lợicho DN. Tuy nhiên, theo phản ánh từ phía DN, trong quá trình thực thi các chínhsách thuế vẫn nảy sinh nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ.
  • Khơi thông dòng vốn tín dụng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp,nông thôn, vốn đầu tư, trong đó có dòng vốn vay từ các tổ chức tín dụng là mộtyếu tố đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vốn tín dụng chonông nghiệp, nông thôn còn èo uột, người dân và DN rất khó tiếp cận. Tìm giảipháp cho vấn đề này là chủ đề chính của Diễn đàn về Chính sách nông nghiệp số07: “Chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn - thực trạng và giải pháp”.
  • Phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan: Cần tháo gỡ nhiều nút thắt
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Tại Hội nghị triển khai Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hảiquan giai đoạn 2016-2020 do Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) tổ chức mới đây, bêncạnh sự ghi nhận những nỗ lực của ngành Hải quan,các DN cũng phản ánh những khó khăn khi thực hiện các thủ tục của ngành. Nhiềuý kiến cho rằng, để Kế hoạch thực sự đạt hiệu quả thì cần có sự phối hợp tháogỡ đồng bộ của các cơ quan liên ngành trong giai đoạn tới.
Quản lý thuế chuyển nhượng trong các giao dịch M&A