Đây là các đối tượng lao động nữ bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 so với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.
Hơn 90 nghìn lao động nữ sẽ được điều chỉnh lương hưu từ năm 2018 - Ảnh: Intrenet |
Mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu.
Cụ thể các mức điều chỉnh theo Nghị định 153 -Ảnh: Nguyễn Lộc |
Đồng thời, người lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2021 mà có từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng và bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/6/2018 thì thực hiện điều chỉnh lương hưu theo quy định theo hai bước: Một là sẽ tính theo quy định như trên trước, sau đó, người lao động nữ sẽ được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
Nghị định có hiệu lực từ 24/12/2018.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018- 2021 và có từ 20 năm đến 29 năm 6 tháng đóng BHXH là khoảng trên 91.000 người, gồm: 20.500 người nghỉ hưu vào năm 2018; 22.000 người vào năm 2019; 23.500 người vào năm 2020 và 25.100 người vào năm 2021.
NGUYỄN LỘC