Tuy nhiên, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc yêu cầu DN phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ là chưa hợp lý.
Đây là một trong những ý kiến của VCCI gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội để góp ý cho Dự thảo.
VCCI cho rằng cần cân nhắcáp dụngquy định DN bảo hiểm phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ -Ảnh minh họa: chinhphu.vn |
Cụ thể, VCCI cho rằng quy định trên chưa hợp lý bởi một số lý do.
Trước hết, hoạt động kiểm toán nội bộ có thể được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ của DN hay bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty mẹ (đối với các DN có công ty mẹ là các tập đoàn bảo hiểm), hoặc được thực hiện bởi các bên cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp bên ngoài.
Bên cạnh đó, quy định trên sẽ làm cho các DN bảo hiểm (đặc biệt là đối với các DN thuộc các tập đoàn bảo hiểm) sẽ không tận dụng được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ của tập đoàn. Ngược lại, DN phải phát sinh thêm chi phí để duy trì một bộ phận kiểm toán nội bộ riêng tại đơn vị.
“Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ quy định trên; đồng thời bổ sung quy định cho phép DN thuê ngoài dịch vụ kiểm toán nội bộ tại Điều 88 Dự thảo” - VCCI góp ý.
Cũng góp ý cho Dự thảo này, VCCI cho biết, tại khoản 2 Điều 16 Dự thảo quy định, DN bảo hiểm “phải có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được DN bảo hiểm giải thích đầy đủ và hiểu rõ các nội dung về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm” khi ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Mục đích của yêu cầu trên là nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm. Tuy nhiên, quy định này có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa các bên và thủ tục phiền hà khi ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Liên quan đến việcbảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm, Dự thảo đã có nhiều quy định như về thời gian cân nhắc tiếp tục tham gia hợp đồng. Cụ thể, tại Điều 35 Dự thảo quy định, trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, người mua có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm.
Ngoài ra, tại điểm b khoản 2 Điều 20 Dự thảo yêu cầu DN bảo hiểm phải có nghĩa vụ “giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm”.
Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ quy định trên.
Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 2 Điều 74 Dự thảo quy định khi thay đổi điều lệ của DN, DN phải thông báo cho Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, theo VCCI, quy định trên sẽ làm gia tăng gánh nặng về thủ tục hành chính cho các DN, đi ngược lại với định hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính và cũng không thống nhất với quy định của Luật DN.
Theo quy định của Luật DN, điều lệ của DN là văn bản ghi nhận các nguyên tắc tạo lập, hoạt động và giải thể của một DN, trong đó có nhiều quy định mang tính chất quản lý nội bộ của DN.
Luật DN cho phép các DN được tự chủ trong việc sửa đổi điều lệ mà không cần phải đăng ký/thông báo, trừ trường hợp thay đổi chủ sở hữu.
“Đối với DN bảo hiểm, các thay đổi quan trọng đã phải thực hiện các thủ tục xin phê duyệt từ Bộ Tài chính. Do đó, việc yêu cầu DN phải thông báo trước khi thay đổi điều lệ không thực sự cần thiết. Đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này” - VCCI góp ý./.