Đổi mới, cải thiện hiệu quả xúc tiến thương mại quốc gia

(BKTO) - Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi để hoàn thiện và ký ban hành.



Từ năm 2010, Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đã được thực hiện theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với 3 nội dung chính là: Xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu; Xúc tiến thương mại thị trường trong nước; Xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, đối với hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu, Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công tác xúc tiến thương mại của cả nước, giúp nâng cao năng lực, vai trò và vị thế của các Hiệp hội với cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước; thực hiện tốt việc đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.
                
   

Vietnam Expo - kỳ hội chợ thương mại quốc tế được tổ chức thường niên nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia

   
Tuy nhiên, nguồn lực xúc tiến thương mại còn dàn trải, phân tán ở nhiều lĩnh vực. Do đó, các Đề án xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn vừa qua có quy mô nhỏ, đặc biệt là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc tham gia Hội chợ triển lãm quốc tế tại nước ngoài. Hạn chế về nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước cũng như nguồn lực của doanh nghiệp khiến khu gian hàng Việt Nam thường chỉ có quy mô khiêm tốn so với khu gian hàng các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc… Hơn nữa, đầu tư cho hoạt động quảng bá, trình diễn sản phẩm cũng hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút khách thăm quan, giao dịch. Hoạt động đào tạo phát triển sản phẩm chưa thực hiện được nhiều đề án chuyên sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
                
   

Gian hàng Quốc gia Việt Nam tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) 2018

   
Từ thực tiễn đó, Bộ Công thương đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia gồm các nội dung: Bổ sung các nội dung mới về xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương; bổ sung các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra trên thực tiễn nhưng chưa được quy định, rà soát các hoạt động không khả thi, không phù hợp trong giai đoạn hiện nay; điều chỉnh các quy định về mức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại…
         
Trong Dự thảo Thông tư, Bộ Công Thương đề xuất 3 mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho mỗi hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia là 100%, 70% và 50%, tùy theo tính chất và quy mô của hoạt động xúc tiến thương mại. Căn cứ để đưa ra mức hỗ trợ phù hợp được quy định cụ thể tại Điều 9 và Điều 10 của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia (Dự thảo).
PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • Hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2019
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - “Kinh doanh lành mạnh- Tiêu dùng bền vững” tiếp tục được lựa chọn là chủ đề chính của các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2019 theo Kế hoạch số 9266/KH-BCT của Bộ Công thương.
  • Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chậm, có khả năng không đạt kế hoạch
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đó là nhận định của ông Đặng Quyết Tiến- Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) tại cuộc họp báo chuyên đề về Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN ngày 19/11. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là, nhiều DN sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả.
  • Đổi mới tư duy, tận dụng công nghệ  để nâng tầm doanh nghiệp
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sử dụng công nghệ lạc hậu, ít chú trọng đổi mới công nghệ... là những lý do dẫn đến sự trì trệ, yếu kém của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các DN tư nhân. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, các DN cần ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) để nâng cao năng suất, tiến tới hội nhập.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Quá trình cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020 đến nay đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, như: số lượng DNNN đã giảm đáng kể, nhiều DN quy mô lớn và rất lớn đã được cổ phần hóa (CPH); thoái vốn nhà nước tại các DN đã thu về gần 160.000 tỷ đồng (gấp hơn 9 lần giá trị sổ sách)… Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động và đóng góp của một số DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực mà Nhà nước đầu tư; một số dự án thua lỗ, thất thoát vốn lớn; kết quả CPH, thoái vốn còn chậm.
  • Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nối tiếp thành công của Hội thảo ICYREB 2018- Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, ngày 10/11 Học viện Tài chính phối hợp với trường đại học Greenwich- Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: SEDBM 2018- Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa.
Đổi mới, cải thiện hiệu quả xúc tiến thương mại quốc gia