Động lực và kỳ vọng mới của du lịch Việt

(BKTO) - Năm 2018, du lịch Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách, tăng 19,9% so với năm 2017, phục vụ hơn 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng và là năm thứ 3 liên tiếp, du lịch Việt Nam liên tục thăng hạng trên bản đồ du lịch thế giới. Cũng năm này, lần đầu tiên Việt Nam được trao tặng Giải thưởng “Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á” tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards (WTA) khu vực châu Á và châu Úc năm 2018.



Nửa đầu năm 2019, Việt Nam đã đón khoảng 8,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 7,5% so với cùng kỳ năm trước và hứa hẹn một năm tạo đỉnh kỷ lục mới về thu hút du khách quốc tế. Đặc biệt, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN hằng năm đã được tổ chức thành công trong tháng 01/2019 tại Hạ Long, đang và sẽ mang lại nhiều thay đổi trong phát triển chuỗi sản phẩm du lịch ASEAN và quảng bá Việt Nam như là điểm đến đẹp, thân thiện, an toàn.

Theo Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã được Chính phủ phê duyệt, Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 là quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á, đón và phục vụ 30 - 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa, với tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD; ngành du lịch đóng góp trên 10% GDP và tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp, với 70% được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng du lịch.

Ngày càng nhiều địa phương, như: Hà Nội, TP. HCM, Huế, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang… đã và đang tăng cường quản lý điểm đến, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn và vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách, xử lý các tour 0 đồng, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và góp phần cùng cả nước phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn bền vững, theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW củaBộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia.

Động lực và kỳ vọng đưa du lịch Việt Nam phát triển nhanh hơn nữa được cộng hưởng và lan tỏa từ xu hướng ngày càng nhiều tập đoàn, công ty, nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế tăng cường đầu tư xây dựng những khách sạn, khu nghỉ dưỡng, điểm du lịch cao cấp, trực tiếp góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực theo tinh thần hội tụ “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, gắn với các đề án trọng điểm của du lịch Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra, động lực và kỳ vọng mới cho du lịch cũng đến từ sự cần thiết mở rộng việc trực tiếp cấp thị thực điện tử (E-visa) cho công dân người nước ngoài (hiện mới cho 40 nước) và cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử qua các cửa khẩu quốc gia (hiện mới có 28 cửa khẩu) phù hợp với pháp luật Việt Nam, với mức phí cấp thị thực thấp và thời hạn đủ dài, thuận lợi hơn trên cơ sở phát triển Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu giữ vững an ninh quốc gia, trật tự xã hội trong tình hình mới.

Việt Nam được xếp thứ 24/141 quốc gia về tài nguyên du lịch, nhưng chỉ đứng thứ 75/141 về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu; xếp hạng 89 về mức độ mở cửa với quốc tế, trong đó yêu cầu về thị thực xếp hạng 119 (Việt Nam mới miễn thị thực cho công dân 22 nước, so với ở Thái Lan là 61, ở Malaysia là 155, Singapore là 158, Indonesia là 169 nước). Việc mở rộng danh sách các quốc gia được miễn thị thực và áp dụng cấp thị thực điện tử trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng hiện đại và an toàn, cũng như mở các tuyến bay thẳng trực tiếp… là một bước tiến mới và thước đo trong hoàn thiện thể chế, chính sách, đổi mới nhận thức, tư duy, tạo động lực và kỳ vọng mới về phát triển du lịch Việt trong hội nhập quốc tế...

TS. NGUYỄN MINH PHONG
Chuyên gia Kinh tế
Theo Báo Kiểm toán số 31 ra ngày 01-8-2019
Cùng chuyên mục
  • Đón dòng vốn của các tập đoàn xuyên quốc gia
    5 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Mặc dù tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 10.347,2 triệu USD, giảm 36,3% so với cùng kỳ năm 2018 và vốn FDI thực hiện 6 tháng đạt 9,1 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2018 song Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn từ nguồn vốn đầu tư của nhiều tập đoàn xuyên quốc gia (TNC).
  • Tăng vốn điều lệ cho bốn  ngân hàng thương mại trụ cột
    5 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Nửa đầu năm 2019, vấn đề tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng thương mại (NHTM) trụ cột gồm: NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) lại nóng lên khi cơ quan quản lý các NHTM và chính bản thân lãnh đạo các NHTM trụ cột này đều liên tục lên tiếng được giữ lại phần cổ tức hay lợi nhuận từ phần vốn nhà nước tại NHTM để tăng vốn điều lệ nhằm vượt qua giới hạn CAR đang lùi về dưới 9%, không chỉ vi phạm nguyên tắc an toàn vốn theo quy định hiện hành mà còn ảnh hưởng tới khả năng thực hiện Chuẩn mực Basel II trong những năm tới.
  • Tham nhũng của tham nhũng
    5 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Sáng 16/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong buổi tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 14 tại TP. Hải Phòng: Chính phủ đã yêu cầu phải xử lý nghiêm một số cán bộ thanh tra của Bộ Xây dựng xuống làm việc tại Vĩnh Phúc có vi phạm pháp luật. Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục ban hành văn bản yêu cầu cán bộ thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm toán phải thực hiện nghiêm quy định phòng, chống tham nhũng, có sự giám sát của nhân dân. Đặc biệt, Chính phủ sẽ áp dụng công nghệ để chống hành vi lợi dụng quyền lực nhằm nhũng nhiễu, tiêu cực.
  • Chữ tín…!
    5 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Trong những ngày qua, công luận bức xúc vì giá điện và hóa đơn tiền điện đều tăng sốc. Ngay trong nghị trường, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng đề nghị KTNN vào cuộc để góp phần minh bạch hóa cơ cấu giá và chi phí ngành điện, làm rõ sự hợp lý của mức tăng giá điện nêu trên… Sự kiện này không chỉ cho thấy sự mất lòng tin của xã hội vào giải trình tăng giá của ngành điện, mà còn là minh chứng cho thấy vai trò và uy tín của KTNN trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta.
  • Cần sớm xây dựng Luật Chống chuyển giá
    5 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Trước hết, cần khẳng định chuyển giá là một hiện tượng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước có nền kinh tế thị trường phát triển lâu đời và chúng ta đã phát hiện đồng thời xử lý một số trường hợp chuyển giá thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chống chuyển giá dựa trên quan hệ liên kết.
Động lực và kỳ vọng mới của du lịch Việt