Gần 93% doanh nghiệp Đức sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam

(BKTO) - Gần 93% DN Đức tại Việt Nam cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam và hơn 64% DN kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ phát triển tốt hơn trong 12 tháng tới.



Đây là một trong những kết quả khảo sát đánh giá niềm tin DN Đức tại Việt Nam, do Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK) mới thực hiện.
                
   

Theo kết quả khảo sát của AHK, gần93% DN Đức sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong 12 tháng tới -Ảnh minh họa: TTXVN

   

Theo đánh giá của AHK, việc mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, cùng với các chính sách quyết liệt, kịp thời của Chính phủ trong phòng, chống dịch đã tạo động lực để nền kinh tế Việt Nam có những tín hiệu phục hồi tích cực. Do đó, hiện DN Đức tại Việt Nam đánh giá lạc quan về triển vọng kinh doanh và kỳ vọng tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều hơn so với thời điểm khảo sát vào quý IV/2021.

Đánh giá về tình hình sản xuất, kinh doanh của DN Đức trong hiện tại so với kết quả khảo sát vào quý IV/2021, có tới hơn 96% DN cho rằng tình hình kinh doanh tốt lên, hoặc không thay đổi, chỉ có 3,6% DN cho biết tình hình sản xuất, kinh doanh bị giảm đi trong thời gian qua.

Trong khi đó, dự báo về tình hình sản xuất, kinh doanh trong 12 tháng tới, gần 93% DN đánh giá tích cực. Cụ thể, 64,3% DN đánh giá kinh doanh sẽ tốt lên, 28,6% DN đánh giá sẽ không thay đổi và chỉ có 7,1% DN cho rằng sẽ bị giảm đi.

Cùng với lạc quan về triển vọng kinh doanh, các DN Đức tại Việt Nam cũng bày tỏ kỳ vọng tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 nhiều hơn so với thời điểm khảo sát vào quý IV/2021.

Theo đó, có 53,6% DN đánh giá kinh tế Việt Nam sẽ tốt lên. So với con số 31,2% DN Đức kỳ vọng vào sự phát triển kinh tế của khu vực ASEAN, thì đây là đánh giá khá lạc quan, tích cực của các DN Đức đối với thị trường Việt Nam.

Vì vậy, có tới gần 93% DN Đức cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, trong đó, 46,4% DN sẽ tăng tuyển dụng lao động và 50% DN sẽ giữ nguyên số lượng nhân sự hiện tại trong 12 tháng tới.

Mặc dù lạc quan về triển vọng kinh doanh, song các DN Đức cho biết họ vẫn đang phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức. Trong đó, những rủi ro lớn nhất là giá nguyên liệu thô, giá năng lượng tăng cao, cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng và chuỗi logistics toàn cầu, sự thiếu hụt lao động tay nghề cao, xung đột Nga - Ukraine…/.

DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
  • Ngày 15/6, ghi nhận 866 ca nhiễm mới, không có ca tử vong do Covid-19
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Theo Bản tin của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 14/6 đến 16h ngày 15/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 866 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 866 ca ghi nhận trong nước (tăng 10 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 784 ca trong cộng đồng).
  • Đến ngày 09/6, tín dụng tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2021
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) – 6 tháng đầu năm, chính sách tiền tệ tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành chủ động, linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô, bất chấp áp lực lạm phát gia tăng mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới.
  • Đánh thức tiềm năng đầu tư dầu khí
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Luật Dầu khí (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ chế chính sách đồng bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, qua đó thúc đẩy phát triển bền vững ngành năng lượng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
  • Chứng khoán thế giới "đỏ lửa", giá Bitcoin xuống thấp nhất trong vòng 18 tháng
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO)- Thị trường chứng khoán thế giới trong phiên 13/6 đồng loạt giảm điểm khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy mạnh tăng lãi suất để phòng chống lạm phát. Bên cạnh đó, đồng Bitcoin cũng đã lao dốc xuống mức thấp nhất trong 18 tháng và để mất ngưỡng 23.000 USD trong phiên 13/6.
  • Luật Dầu khí cần đảm bảo tính đặc thù của ngành dầu khí
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong bối cảnh mới, Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) cần phải có cách nhìn mới. Các chuyên gia chỉ rõ, mới không chỉ là đề xuất cơ chế ưu đãi đặc biệt để “đánh thức” đầu tư vào lĩnh vực kinh tế từng có năm đóng góp đến 25% GDP của cả nước mà quan trọng hơn là bảo đảm được tính đặc thù của ngành dầu khí, đồng thời bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hài hòa thông lệ quốc tế.
Gần 93% doanh nghiệp Đức sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam