Ghép tế bào gốc: Hồi sinh những cuộc đời

(BKTO) - Bằng trình độ chuyên môn cao, bằng tấm lòng của những người thầy thuốc,sau 10 năm triển khai thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc, Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương đã thực hiện thành công 204 ca ghép, tương đương với gần50% tổng số ca ghép được thực hiện trên toàn quốc. Việc làm chủ kỹ thuật này đãmở ra cơ hội sống cho nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo.




Một bệnh nhân (bên phải) được ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.Ảnh:NGUYỄN HỒNG
Hồi sinh trong… tuyệt vọng

Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết 10 năm ghép tế bào gốc, được tổ chức ngày 16/5 tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cô gái Nguyễn Thị Thanh Hương (Bắc Giang) là một trong những bệnh nhân được ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu nói trong nghẹn ngào: “Phương pháp ghép tế bào gốc cùng tấm lòng và trình độ của các y, bác sĩ Viện Huyết học đã giúp chúng tôi có cơ hội được hồi sinh, cơ hội được sống lần thứ 2”.

Hơn 3 năm trước, chỉ sau một trận ốm, sốt dài ngày, Thanh Hương đã rất buồn, tinh thần suy sụp, thậm chí tuyệt vọng đến mức muốn tự tử khi biết mình bị ung thư máu. Tuy nhiên, nhờ sự động viên, an ủi và tư vấn của các bác sĩ, Hương và gia đình đã quyết định lựa chọn phương pháp ghép tế bào gốc đồng loài bằng tế bào gốc từ chị gái của Hương. Sau khi được ghép tế bào gốc, Hương chỉ phải dùng thuốc thêm 6 tháng theo chỉ định. Đến nay, sức khỏe của Hương trở lại bình thường, cứ 2 tháng một lần, Hương lại đến viện để kiểm tra định kỳ song không phải dùng thêm thuốc.

Bệnh nhân Trần Thế Thành (Hà Nội) ghép tế bào gốc tự thân từ năm 2006 cũng không giấu nổi cảm xúc: "Hôm nay tôi được đứng ở đây là một điều kỳ diệu, đó là điều kỳ diệu của số phận, của y học và sự kỳ diệu của những tấm lòng… Tôi cảm ơn bệnh viện đã nối cho tôi một cuộc sống bình thường, tôi vẫn tiếp tục có những chuyến công tác xuyên Việt, vẫn làm việc như những người bình thường khác”.

Nhập viện khi đã vài tháng nằm bất động ở nhà, trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, bệnh nhân Trần Thế Thành chia sẻ, không ai tin rằng ông có thể qua khỏi, nhưng với sự nhiệt tình của các bác sỹ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, ông Thành đã được ghép tế bào gốc và đã khỏi bệnh.

Đây chỉ là 2 trong số 204 bệnh nhân đã “thoát án tử” nhờ được ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. GS. Nguyễn Anh Trí - Viện Trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương khẳng định, tế bào gốc thực sự là “thần dược” đã được cả thế giới thừa nhận, có thể chữa khỏi được bệnh máu ác tính và nhiều bệnh khác. Là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực huyết học và truyền máu, Viện luôn coi hoạt động nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc là lĩnh vực mũi nhọn.

Chi phí thấp, hiệu quả cao

Từ bệnh nhân đầu tiên được ghép thành công năm 2006, đến nay, ghép tế bào gốc cho các nhóm bệnh đa u tủy xương, ulympho ác tính, tan máu bẩm sinh, rối loạn sinh tủy, suy tủy xương... đã trở thành phương pháp điều trị thường quy của Viện, với quy trình ghép ngày càng hoàn thiện. Viện cũng đã chủ động đầu tư từ nguồn vốn phát triển sự nghiệp để cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện khu vực phòng bệnh ghép đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đặc biệt, Viện đã triển khai thành công Ngân hàng máu dây rốn cộng đồng đầu tiên trong cả nước. Tháng 12/2014, Viện đã tiến hành ca ghép đồng loại không cùng huyết thống đầu tiên sử dụng mẫu máu dây rốn từ ngân hàng này. Đến hết năm 2015, đã có 10 ca ghép tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn cộng đồng thực hiện thành công. Kết quả trên đã mở ra tiềm năng ứng dụng rất tốt và đáp ứng nhu cầu ghép tế tế bào gốc đồng loài của bệnh nhân.

Chia sẻ về hiệu quả mang lại từ kỹ thuật ghép tế bào gốc, TS. Bạch Quốc Khánh - Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, sau 10 năm tiến hành ghép, đối với ghép tế bào gốc tự thân và đồng loài, tỷ lệ bệnh nhân còn sống đến thời điểm này tương ứng là 70% và 63,3%. Đặc biệt, nhóm ghép đồng loài các bệnh nhân thuộc nhóm bệnh máu lành tính, hiệu quả ghép khá cao đạt 89,6%.

Xét dưới góc độ kinh tế, chi phí cho một ca ghép tế bào gốc tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với thế giới. Tùy từng hình thức ghép tự thân, ghép đồng loài hay ghép bằng nguồn máu dây rốn không cùng huyết thống, TS. Bạch Quốc Khánh cho biết, chi phí trung bình của một ca ghép tế bào gốc ở Việt Nam là khoảng 700 - 800 triệu đồng, tương đương với khoảng 25.000 - 30.000 USD, trong khi đó trên thế giới như ở Mỹ, Singapore, một ca ghép có giá từ 100.000 - 200.000 USD.

Mặc dù rẻ hơn nhiều so với quốc tế, song chi phí cho một ca ghép tế bào gốc đối với người bệnh vẫn hết sức khó khăn. TS. Bạch Quốc Khánh chia sẻ, hiện nay Quỹ Bảo hiểm y tế đang chi trả khoảng 50 - 60% chi phí cho một ca ghép tế bào gốc. Như vậy, người bệnh phải tự lo khoản chi phí khoảng 200 - 300 triệu đồng. Đây là một số tiền lớn thậm chí “là điều không tưởng” đối với những người nghèo. Vì vậy, Viện đang kiến nghị với Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thời gian tới có thể mở rộng phạm vi thanh toán tối đa chi phí cho bệnh nhân ghép tế bào gốc, để có thêm nhiều bệnh nhân có cơ hội sống nhờ phương pháp này.
NGUYỄN HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá là quỹ quốc gia,trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính.Sau hơn 2 năm hình thành và đi vào hoạt động, Quỹ đã hỗ trợ tích cực, hiệu quảcho các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc, góp phần kéo giảm đáng kể tỷ lệhút thuốc lá tại Việt Nam.
  • “Đổi mới giáo dục là đây chứ đâu!”
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội vừa hoànthành đợt 1, kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh và chuẩn bị cho đợtthi thứ 2 được tổ chức từ ngày 13 - 15/5. Dù còn nhiều mới mẻ, song phương thứcthi đã tạo dấu ấn tốt và được thí sinh quan tâm, Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) ghi nhận và đánh giá cao. Nhân dịp này, Báo Kiểm toán đã có cuộctrao đổi với GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội) để làm rõ hơn về nhữngtác động, hiệu quả của phương thức thi này.
  • Tăng nguồn lực cho chương trình kết hợp quân dân y
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Kết hợp quân dân y là một đặc thù của ngành y tế Việt Nam, được hình thànhvà phát triển qua các thời kỳ cách mạng. Tại hội nghị trực tuyến kết hợp quândân y toàn quốc lần thứ V, giai đoạn 2005-2015, do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Quốcphòng tổ chức ngày 10/5, những thành tựu quan trọng của Chương trình kết hợpquân dân y (Chương trình) tiếp tục được khẳng định. Hội nghị cũng đã định hướngcác giải pháp tăng cường nguồn lực, phát huy hiệu quả của Chương trình.
  • Nghèo hóa do chi phí y tế cao
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Kếtquả nghiên cứu do Trường Đại học Y tế công cộng phối hợp với Tổ chức Y tế thếgiới (WHO) công bố mới đây cho thấy, tại Việt Nam chi tiêu tiền túi của người bệnhcho chi phí y tế vẫn là một gánh nặng cho bệnh nhân. Các chuyên gia cho rằng,khi chi phí từ tiền túi của người bệnh cao phản ánh xu hướng của một nền y tế mấtcông bằng và chính là cạm bẫy khiến người dân dễ rơi vào nghèo đói nhất.
  • Doanh nghiệp trốn nợ bảo hiểm xã hội: Cần cơ chế đảm bảo quyền lợi người lao động
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hếtnăm 2015, nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là hơn 7.800 tỷ đồng,riêng nợ BHXH là 5.500 tỷ đồng, trong đó có khoảng hơn 2.000 tỷ đồng không xửlý thu hồi được. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, BHXH đang kiến nghịThủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý thu và xử lý nợ BHXH, BHYT.
Ghép tế bào gốc: Hồi sinh những cuộc đời