“Đổi mới giáo dục là đây chứ đâu!”

(BKTO) - Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội vừa hoànthành đợt 1, kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh và chuẩn bị cho đợtthi thứ 2 được tổ chức từ ngày 13 - 15/5. Dù còn nhiều mới mẻ, song phương thứcthi đã tạo dấu ấn tốt và được thí sinh quan tâm, Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) ghi nhận và đánh giá cao. Nhân dịp này, Báo Kiểm toán đã có cuộctrao đổi với GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội) để làm rõ hơn về nhữngtác động, hiệu quả của phương thức thi này.




GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn, Ảnh: PHỐ HIẾN
- Thưa Giáo sư, đây là năm thứ hai, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh. Với góc nhìn của một chuyên gia, ông nhận định ra sao về phương thức thi này?

- Phương thức thi này mới trải qua một năm thực hiện, rút kinh nghiệm. Về mặt chất lượng, chưa đủ để chúng ta đưa ra đánh giá xem mô hình nào hơn, mô hình nào kém. Nhưng ít nhất, phương thức này đã và đang tạo được hiệu ứng tốt từ xã hội, đặc biệt là từ người học. Bằng chứng là tổng số lượt thí sinh đăng ký dự thi năm nay là gần 70 nghìn, gấp hơn 1,5 lần so với năm ngoái. Đây cũng là năm đầu tiên, kết quả kỳ thi sẽ được dùng để phục vụ cho tuyển sinh của 8 trường bên ngoài ĐH Quốc gia Hà Nội.

Điều đáng nói, trong khi tình trạng thí sinh ảo tại các kỳ thi tuyển sinh ĐH, cao đẳng đang gây lãng phí, bất cập rất lớn thì tỷ lệ thí sinh dự thi theo hình thức mới này luôn đạt trên 95%, một con số “trong mơ” mà chưa năm nào, các kỳ thi do Bộ GD&ĐT tổ chức đạt được..

- Giáo sư có thể nói rõ hơn về tính ưu việt của phương thức thi này?

- Đây là phương thức thi còn nhiều mới mẻ với giáo dục trong nước, nhất là khi kết quả của kỳ thi được phục vụ trực tiếp cho công tác tuyển sinh. Phương thức này được xây dựng trên nền tảng kiểm tra, đánh giá tiên tiến của thế giới, có thể khắc phục được nhiều nhược điểm của kỳ thi trước đây khi đạt đến độ bao quát, chuyên nghiệp, an toàn và công bằng. Khóa tuyển sinh năm 2015 theo phương thức đánh giá năng lực đã tổ chức đào tạo được năm học đầu tiên. Thế hệ sinh viên trúng tuyển từ khóa tuyển sinh này đang cho thấy sự năng động và khá toàn diện, được cán bộ, giảng viên đánh giá tích cực.

Điều đáng chú ý là phương thức thi này có sự hỗ trợ trực tiếp của hệ thống mạng máy tính, thay vì cách làm bài truyền thống trước đây. Áp dụng công nghệ vào thi đã góp phần làm giảm đáng kể chi phí cũng như gánh nặng cho người học. Đồng thời hạn chế tối đa các tiêu cực trong thi cử.

- Được biết, mới đây, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã tới thăm và đánh giá cao phương thức thi này. Trong tương lai, Bộ có ý định áp dụng thí điểm mô hình này hay không, thưa Giáo sư?

- Đây cũng là câu hỏi chung, không chỉ của riêng tôi mà của rất nhiều chuyên gia tâm huyết với giáo dục nước nhà và toàn xã hội. ĐH Quốc gia Hà Nội không quyết định được, chúng tôi càng không thể bắt Bộ GD&ĐT phải theo một mô hình nào. Lựa chọn một hướng đổi mới đang cho thấy kết quả, hay tiếp tục tìm kiếm một phương thức thi cử mới giữa vô vàn trở ngại, quyền quyết định là ở Bộ. Song, dưới góc độ của những người quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục, chúng tôi rất mong chờ điều đó. ĐH Quốc gia Hà Nội cũng luôn sẵn sàng chia sẻ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của mình, và bằng chứng là năm nay, có 8 trường ĐH bên ngoài đăng ký sử dụng kết quả của kỳ thi để phục vụ cho công tác tuyển sinh. Số lượng này cũng có thể được mở rộng hơn nữa vào các năm sau.

Tuy nhiên, nếu mở rộng phương thức thi cho số lượng thí sinh lớn thì các trường phải hợp sức lại. Bên cạnh đó, cần xã hội hóa trong chuẩn bị cơ sở vật chất (đường truyền, thiết bị…) một cách bài bản, chính quy, sử dụng ổn định trong nhiều năm. Về lâu dài, nếu sử dụng cách thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội thì phương thức tuyển sinh của các trường ĐH phải có sự điều chỉnh. Các trường ĐH nên chuyển sang hình thức tuyển sinh 2 mùa trong năm, thay cho một kỳ tuyển sinh. Đánh giá thường xuyên, tuyển sinh thường xuyên sẽ giảm bớt căng thẳng cho thí sinh, gia đình và xã hội. Về phía Bộ GD&ĐT, có thể điều phối trong hệ thống, có chính sách chung, làm căn cứ cho các trường tổ chức tuyển sinh theo phương thức mới.

Rõ ràng, kỳ thi đánh giá năng lực sau một năm tổ chức, rút kinh nghiệm đang có những cải tiến trông thấy. Những sơ suất, lúng túng trong khâu tổ chức đã không còn xuất hiện tại đợt thi vừa qua. Với những gì ĐH Quốc gia đang thể hiện, nhiều người đều phải thừa nhận: Đổi mới giáo dục là đây chứ đâu!
Box: Sau kỳ thi năm 2015, ĐH Quốc gia Hà Nội đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến thí sinh, kết quả trên 93,6% cho rằng “hình thức thi tiện lợi”; 98,2% khẳng định “tính hiện đại của kỳ thi”. Đa số thí sinh được hỏi khẳng định bài thi đánh giá năng lực cho kết quả “đánh giá khách quan” (81,3%), “đánh giá toàn diện” (75%) và “đánh giá chính xác năng lực của họ” (74,4%).

Xin trân trọng cảm ơn giáo sư!

NGUYỄN LỘC(Thực hiện)
Cùng chuyên mục
  • Tăng nguồn lực cho chương trình kết hợp quân dân y
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Kết hợp quân dân y là một đặc thù của ngành y tế Việt Nam, được hình thànhvà phát triển qua các thời kỳ cách mạng. Tại hội nghị trực tuyến kết hợp quândân y toàn quốc lần thứ V, giai đoạn 2005-2015, do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Quốcphòng tổ chức ngày 10/5, những thành tựu quan trọng của Chương trình kết hợpquân dân y (Chương trình) tiếp tục được khẳng định. Hội nghị cũng đã định hướngcác giải pháp tăng cường nguồn lực, phát huy hiệu quả của Chương trình.
  • Nghèo hóa do chi phí y tế cao
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Kếtquả nghiên cứu do Trường Đại học Y tế công cộng phối hợp với Tổ chức Y tế thếgiới (WHO) công bố mới đây cho thấy, tại Việt Nam chi tiêu tiền túi của người bệnhcho chi phí y tế vẫn là một gánh nặng cho bệnh nhân. Các chuyên gia cho rằng,khi chi phí từ tiền túi của người bệnh cao phản ánh xu hướng của một nền y tế mấtcông bằng và chính là cạm bẫy khiến người dân dễ rơi vào nghèo đói nhất.
  • Doanh nghiệp trốn nợ bảo hiểm xã hội: Cần cơ chế đảm bảo quyền lợi người lao động
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hếtnăm 2015, nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là hơn 7.800 tỷ đồng,riêng nợ BHXH là 5.500 tỷ đồng, trong đó có khoảng hơn 2.000 tỷ đồng không xửlý thu hồi được. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, BHXH đang kiến nghịThủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý thu và xử lý nợ BHXH, BHYT.
  • Chuyện về ngôi trường trong sương
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ở nơi đó trẻ vượt núi 5-7 cây số đến trường. Trẻ co ro manh áo, sách vởkẹp ngang hông thay cặp. Còn các thầy giáo, cô giáo thì miệt mài hái từng bórau rừng, xách từng chai nước, nấu những bữa cơm thay cha, úp bát mỳ tôm thaymẹ, nỗ lực duy trì sĩ số để gieo con chữ. Ở cái nơi đất trời gặp nhau này,những câu chuyện của ngôi trường quanh năm mịt mù sương phủ, chúng tôi đã nghe,đã thấy, đã rưng rưng…
  • Nhạc sỹ Cát Vận:  “Hát về thành phố tên vàng”  trong ngày đại thắng
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Là một trong số các tác giả có được những tác phẩm để đời trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, nhạc sỹ Cát Vận đã góp phần truyền cảm hứng chiến thắng tới nhiều thế hệ công chúng, nhân dân thông qua những sáng tác bất hủ, điển hình trong số đó là ca khúc “Hát về thành phố tên vàng”. Giờ đây đã ở tuổi 76, nhưng những kỷ niệm về lần đầu thu âm bài hát vẫn còn in đậm trong tâm trí nhạc sỹ.
“Đổi mới giáo dục là đây chứ đâu!”