Giải bài toán cạnh tranh trong hội nhập

(BKTO) - Cộng đồng DN đang bước sang một giai đoạn phát triển mới khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Quá trình này mở ra cho DN Việt Nam cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng thực tế cho thấy, muốn gặt hái thành công, năng lực cạnh tranh của DN cần phải được cải thiện và nâng tầm.



Năng lực cạnh tranh của DN còn yếu

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực từ cả phía DN cũng như các cơ quan nhà nước trong thời gian qua, tuy nhiên năng lực hội nhập của DN Việt Nam vẫn đang bị đánh giá ở mức yếu. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2016 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đưa ra kết quả, chỉ số cạnh tranh của Việt Nam chỉ ở mức 4,31 điểm - xếp hạng 60 trong số 138 quốc gia được đánh giá.

DN Việt thường tập trung vào khâu sản xuất, ít chú trọng vào dịch vụ dẫn tới giá trị gia tăng cho sản phẩm thấp.Ảnh :TS
Chưa so sánh với các khu vực khác trên thế giới mà chỉ xét trong khu vực ASEAN cho thấy, Việt Nam xếp ở vị trí thấp hơn nhiều so với Indonesia ở vị trí 41, Thái Lan ở vị trí 34, Malaysia ở vị trí 25 và nhất là so với Singapore ở vị trí 2 thế giới. Đáng chú ý, chỉ số cạnh tranh năm 2016 của Việt Nam đã thụt lùi 4 bậc so với kết quả xếp hạng năm 2015 của WEF.

Như vậy, việc phân tích thế mạnh và thách thức mà DN Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là rất cần thiết, giúp cho DN nhận thấy được những cơ hội và nguy cơ đến từ hội nhập, cũng như những điểm mạnh và điểm yếu nội tại của DN. Từ đó, DN có thể đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh hội nhập thì mức độ cạnh tranh quyết liệt, gay gắt hơn với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn ngay cả ở thị trường trong nước. Thách thức về thị trường cũng gay gắt hơn do mức sản xuất tăng nhanh nên cung có xu hướng vượt cầu. Vì vậy, những đòi hỏi của thị trường, nhất là ở các nước phát triển, ngày càng chặt chẽ và phải áp dụng nhiều tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Chính điều này đòi hỏi chất lượng sản phẩm của DN phải được nâng lên và đạt chuẩn quốc tế. Nhưng trong hội nhập, nếu chỉ cạnh tranh bằng chất lượng là chưa đủ, bởi khách hàng còn đòi hỏi sản phẩm phải đạt chi phí thấp, giá cả hợp lý, dịch vụ hoàn hảo, thời hạn giao hàng chính xác, kênh phân phối tiện lợi…

Kết quả khảo sát các DN trong bảng xếp hạng 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2016 của Vietnam Report (Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam) cho thấy, khi đánh giá thế mạnh và bất lợi của DN trên thị trường quốc tế, gần 60% DN đánh giá DN mình ở mức mạnh và rất mạnh trong kỹ năng quản trị và nguồn cung ổn định. Tuy nhiên, chỉ có 25% DN đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ của DN ở mức mạnh và chỉ có 9% cho rằng rất mạnh. Bên cạnh đó, có tới 12% DN nhận định hoạt động marketing của DN còn ở mức yếu.

Xây dựng chiến lược phát huy lợi thế cạnh tranh

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, nâng cao giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất - kinh doanh là yếu tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam, tạo khả năng cho DN trụ vững và phát triển. Trước đây, DN Việt Nam thường tập trung vào khâu sản xuất, gia công, lắp ráp, ít chú trọng đến dịch vụ dẫn tới giá trị gia tăng và lợi nhuận thấp. Do đó, DN cần chuyển hướng tăng cường nghiên cứu và pháp triển sản phẩm, marketing và phân phối, phát triển dịch vụ để tạo thêm giá trị gia tăng cho DN. Từ kết quả nghiên cứu thị trường, khách hàng và khả năng tiêu thụ sản phẩm, DN có cơ sở để xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp bằng tư duy chiến lược với tầm nhìn xa.
Việc nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, càng thúc đẩy DN Việt Nam tìm kiếm cơ hội tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất khu vực, toàn cầu. Để tham gia vào các chuỗi cung ứng, DN cần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ cao để mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

Đồng thời, các DN cần nỗ lực nâng cao năng lực, mở rộng sản xuất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhằm cải tiến công nghệ, đào tạo nhân lực, củng cố thương hiệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Vì vậy, thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp thông qua thị trường tài chính cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp DN tiếp cận nguồn vốn dồi dào từ bên ngoài với chi phí sử dụng vốn thấp.

Ngoài hình thức vay vốn nước ngoài, hình thức huy động vốn được nhiều DN lựa chọn nhất là phát hành trái phiếu công ty (22% DN mà Vietnam Report vừa khảo sát phản hồi rằng họ đã áp dụng giải pháp này); hay chuyển đổi mô hình kinh doanh để tiếp cận vốn thông qua quyền phát hành cổ phiếu.

Bên cạnh những nỗ lực tự thân của mỗi DN, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành, thực thi những chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy môi trường kinh doanh bình đẳng, phát triển hạ tầng cơ sở… là động lực quan trọng giúp DN Việt Nam tự tin vươn ra biển lớn.

HỒNG THOAN

Cùng chuyên mục
  • Tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khai khoáng
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sau 5 năm ban hành Nghị quyết 02-NQ/TW (Nghị quyết02) cũng như sự ra đời của Luật Khoáng sản 2010, công tác quản lý nhà nước vềkhoáng sản cũng như hoạt động khai khoáng ở nước ta đã có những chuyển biến rõnét, nhưng cũng bộc lộ một số vướng mắc, tồn tại cần phải điều chỉnh.
  • Vận tải ven biển: Còn nhiều điểm tắc.
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang,sau 2 năm công bố, đưa vào khai thác nhằm giảm áp lực cho đường bộ và kết nốicác phương thức vận tải khác đang phát huy hiệu quả nhờ giá cước chỉ bằng 1/5-1/6so với cước vận tải đường bộ. Tuy nhiên, hình thức vận tải sôi động này đã vàđang bộc lộ nhiều bất cập.
  • Phát triển mạnh mẽ bán lẻ đa kênh
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Những người đứng đầu Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Hiệphội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) vừa đề xuất với Bộ Công Thương cho phép sápnhập hai Hiệp hội để cùng hiện thực hóa mục tiêu của “Kế hoạch tổng thể pháttriển thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2016-2020” là giá trị bán lẻ hànghóa qua thương mại điện tử (TMĐT) chiếm 5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa tạithị trường Việt Nam, tương đương 10 tỷ USD, vào năm 2020.
  • Thương hiệu quốc gia - niềm tự hào của doanh nghiệp Việt
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Vừa qua, tại Hà Nội, Hội đồng Thương hiệu quốc gia và Bộ Công Thương đãcông bố, vinh danh 88 DN có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia “Vietnam Value” lầnthứ 5 năm 2016. Tổng doanh thu của các DN được vinh danh lầnnày đạt hơn 662.000 tỷ đồng (năm 2015); giá trị xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD;đóng góp cho NSNN 59.093 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng nửa triệu lao động…
  • Thủ tục thuế và hải quan vẫn làm khó doanh nghiệp
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dù Bộ Tài chính không ngừng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, điệntử hoá nhiều dịch vụ nhưng hàng loạt vướng mắc, khó khăn liên quan đến các thủtục về thuế và hải quan đã được đại diện các hiệp hội, DN kiến nghị tại Hộinghị “Đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2016” doBộ Tài chính phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổchức mới đây tại Hà Nội.
Giải bài toán cạnh tranh trong hội nhập