Thủ tục thuế và hải quan vẫn làm khó doanh nghiệp

(BKTO) - Dù Bộ Tài chính không ngừng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, điệntử hoá nhiều dịch vụ nhưng hàng loạt vướng mắc, khó khăn liên quan đến các thủtục về thuế và hải quan đã được đại diện các hiệp hội, DN kiến nghị tại Hộinghị “Đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2016” doBộ Tài chính phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổchức mới đây tại Hà Nội.



Nhiều thủ tục còn bất cập

Theo đánh giá trong Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2016 của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số nộp thuế của Việt Nam đã tăng 5 bậc, từ vị trí 173 lên 168/189 quốc gia được xếp hạng. Còn theo khảo sát của VCCI, có trên 71% người nộp thuế được hỏi hài lòng với kết quả cải cách của cơ quan thuế trong những năm qua. Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, việc giảm số giờ nộp thuế giúp giảm chi phí cho DN và xã hội hơn 7.000 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, nhiều DN phản ánh vẫn gặp phiền hà trong thủ tục thuế và hải quan. Theo đại diện Công ty Đá thạch anh cao cấp LPD: Công ty có nhập dây chuyền độc quyền của Italia phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, nhưng lại không khớp với tiêu chuẩn Việt Nam nên phải tái xuất hàng. Theo tính toán của DN này, trong năm 2016, chi phí tái xuất của LPD chiếm 40% chi phí nhập khẩu của DN. Vì vậy, DN đề xuất cơ chế để DN được miễn kiểm, hoặc công nhận tiêu chuẩn của nước ngoài. Ngoài ra, LPD cho biết thêm, mỗi lần tái xuất DN bị phạt vi phạm hành chính, số tiền lần sau cao hơn lần trước, ảnh hưởng lớn đến DN. LPD kiến nghị lãnh đạo Bộ Tài chính, khi DN tuân thủ đúng các quy định có thể xem xét xóa bỏ hình phạt.

Nêu lên vấn đề khác, đại diện Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải cho hay, trong quá trình sửa chữa, Công ty nhập thân và vỏ máy về sửa cho khách hàng. Việc chuyển đổi này phải cung cấp tờ khai để hải quan xác nhận. Tuy nhiên, chỉ một tờ khai mà DN phải đi đi lại lại tới 6 tháng. Bộ Tài chính đã có chính sách rất mở thì nên thông suốt tới các ban, ngành để tạo thuận lợi cho DN.

Bên cạnh đó, Công ty Thiên An Phú đặt câu hỏi: Thông tư 195/2015/TT-BTC Hướng dẫn thuế Tiêu thụ đặc biệt áp dụng với thuế ô tô xuất bán buôn với DN, nếu áp dụng chung với dòng xe lắp ráp, nhập khẩu thì hơi vô lý, nếu áp dụng thếkhông DN nào có thể lãi 5% như quy định. Những xe nhập khẩu sau 01/7/2016 sẽ bị áp thuế mới. Nếu xe nhập từ năm 2014, 2015 chưa bán được sẽ bị thiệt nếu tính theo thuế mới và khách hàng cũng không chịu khi áp thuế đó. Vì vậy, nên áp mức Thuế Tiêu thụ đặc biệt cũ nếu lô hàng đó nhập trước 01/7.

Hàng loạt vướng mắc, khó khăn liên quan đến các thủ tục về thuế và hải quan đã được đại diện các hiệp hội, DN kiến nghị lên Bộ Tài chính. Ảnh: LÊ HÒA

Tạo điều kiện thuận lợi cho DN

Những băn khoăn, thắc mắc trên đã được lãnh đạo Bộ Tài chính và các cơ quan trực thuộc Bộ giải đáp. Cụ thể, về vấn đề DN có được miễn kiểm tra, hoặc công nhận tiêu chuẩn của nước ngoài như kiến nghị của LPD, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh cho biết: Lĩnh vực này thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN). Tổng cục Hải quan đã có công văn trao đổi và vấn đề này đang được giải quyết, DN cần làm việc trực tiếp với Bộ KHCN để được làm rõ. Đối với kiến nghị xóa bỏ hình phạt hành chính đối với DN, theo ông Vũ Ngọc Anh, tất cả các hành vi nào được quy định trong Luật dù muốn hay không thì DN đều phải tuân thủ. Tổng cục Hải quan sẽ ghi nhận kiến nghị của DN và sẽ ý kiến lên Chính phủ để có thể sửa đổi.

Đối với những kiến nghị của Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải trong việc sử dụng tờ khai hải quan, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho rằng, về việc sử dụng tờ khai hải quan đã có chính sách cụ thể nhưng nếu đơn vị thực hiện đòi hỏi thêm giấy tờ xác nhận tại cơ quan hải quan thì cần phải xem xét, tránh gây khó khăn cho người dân khi đi làm thủ tục. Bộ Tài chính giao trách nhiệm cho cơ quan hải quan xem xét, giải quyết, tránh những trường hợp tương tự và để phục vụ tốt hơn cho DN.

Trước băn khoăn về thuế suất đối với mặt hàng ô tô của Công ty Thiên An Phú, Vụ trưởng vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Phạm Đình Thi giải thích: Từ 01/7, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô đã thay đổi: với dung tích xi lanh từ 3.0 trở lên thì thuế rất cao, còn dưới 3.0 thì có lộ trình giảm. Trước đó, Nghị định 108 về Thuế Tiêu thụ đặc biệt đã yêu cầu các DN nhập khẩu ô tô bán cho các đại lý không được thấp hơn 105% để đảm bảo kinh doanh. Từ 01/7, các DN áp dụng thuế suất theo mức quy định. Khi bán hàng phải giao hàng hoá và xuất hoá đơn ngay, do đó, đối với những xe bán trước 1/7 nhưng xuất hoá đơn sau 01/7 thì vẫn phải nộp theo mức thuế mới.

Tiếp thu ý kiến của cộng đồng DN, Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định, thời gian tới, Bộ Tài chính cam kết tiếp tục hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng DN trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế, hải quan, qua đó góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch.
LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, Nhà nước cần lựa chọn hỗ trợ cho các nhóm, ngành, DNNVV có tiềm năng phát triển
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Hàng loạt khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh hàng khôngquốc tế vừa được đại diện Hiệp hội các hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam(AOC) kiến nghị lên Bộ Giao thông vận tải (GTVT)tại Hội nghị đối thoại với các hãng hàng không về chính sách vận tải hàng khôngvà tạo thuận lợi cho hoạt động khai thác quốc tế đi, đến Việt Nam.
  • Cân nhắc quy định hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đượccoi là “xương sống” của nền kinh tế, việc hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ (DNVVN) pháttriển là cần thiết, nhất là khi Việt Nam đang phấn đấu có 1 triệu DNhoạt động hiệu quả vào năm 2020. Tuy nhiên, tại phiên thảo luận cho ý kiến về Dựthảo Luật Hỗ trợ DNVVN, nhiều đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật đưa ra nhữngchính sách hỗ trợ về tín dụng, tài chính cho DNVVN trong điều kiện cân đối ngânsách khó khăn hiện nay là không phù hợp và khó khả thi.
  • Tìm hướng phát triển hồ tiêu  bền vững cho Việt Nam
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Hiện nay, 95% sản lượng hồ tiêu thế giới đến từ 6 nước nằm trong Hiệphội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Brazin, Indonexia vàViệt Nam, trong đó Việt Nam giữ kỷ lục sản xuất và xuất khẩu số một thế giớisuốt từ năm 2000 đến nay. Điều đó cho thấy, ngành hồ tiêu Việt Nam dù còn nontrẻ nhưng là ngành có lợi thế cạnh tranh rất tốt. Tuy nhiên, theo các chuyêngia nông nghiệp, ngành hồ tiêu Việt Nam cũng đang tồn tại những bất cậpcần sớm có giải pháp khắc phục.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa “khó lớn”
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Kết quả cuộc điều tra Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lần thứ 6 do ViệnNghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với một số đối tác trongvà ngoài nước thực hiện vừa được công bố tuần qua. Cuộc điều tra được thực hiệnnăm 2015 nhằm nhận thức rõ về những khó khăn mà DN gặp phải trong quá trìnhhoạt động để đánh giá môi trường kinh doanh hiện tại của Việt Nam.
  • Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sản xuất lúa gạo là một trong những thành tựu lớn của nông nghiệp Việt Nam trong vòng25 năm qua. Sản lượng lúa liên tục tăng trưởng, năm 2015 đã đạt trên 45 triệutấn, xuất khẩu trên 6,5 triệu tấn đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuynhiên, sản xuất lúa gạo của Việt Nam vẫn bị đánh giá là không bền vững, xuấtkhẩu nhiều nhưng giá trị thấp, thu nhập của người nông dân không ổn định. Mộttrong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do gạo Việt Nam chưa cóthương hiệu trên thị trường quốc tế.
Thủ tục thuế và hải quan vẫn làm khó doanh nghiệp