Giảm lãi suất để hỗ trỡ đầu tư có thể làm tăng áp lực lên tỷ giá

(BKTO) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trước bối cảnh đồng USD mạnh lên, việc giảm lãi suất để hỗ trợ đầu tư có thể làm tăng áp lực lên tỷ giá. Do vậy, cần tiếp tục hỗ trợ tổng cầu thông qua chi đầu tư.

a1.png
Nguồn: WB

WB vừa công bố Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5/2024.

Sản xuất công nghiệp, bán lẻ, xuất nhập khẩu đều tăng

Báo cáo cho biết, sản xuất công nghiệp tăng mạnh nhờ xuất khẩu cải thiện trong tháng 5. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5/2024 tăng 2,6% (m/m, SA). Mức tăng này được thúc đẩy chủ yếu bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các lĩnh vực chế biến chế tạo như máy móc và thiết bị (tăng 9,8% m/m, SA), máy tính và sản phẩm điện tử (tăng 2,2% m/m, SA).

So với cùng kỳ năm trước, IIP tăng 8,9% so với mức 0,5% vào tháng 5/2023, do xuất khẩu mạnh hơn và hiệu ứng nền so sánh thấp so với năm ngoái.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành chế biến chế tạo vẫn duy trì ở mức 50,3 trong tháng 5. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên, báo hiệu việc mở rộng sản xuất nhanh hơn trong những tháng tới.

a2.png
Nguồn: WB

Doanh số bán lẻ có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa chắc chắn. Trong tháng 5/2024, doanh số bán lẻ tăng 1,1% (m/m, SA) nhờ doanh số bán lẻ hàng hóa được cải thiện. Trong khi đó, doanh số bán lẻ tháng 4/2024 là -0,3% (m/m, SA).

Doanh số bán hàng hóa (khoảng 80% tổng doanh số bán lẻ) tháng 5/2024 đạt mức tăng trưởng 1,2% (m/m, SA), so với mức 0,5% (m/m, SA) trong tháng 4. So với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ tăng 3,3% trong khi tháng 5/2023 ghi nhận mức tăng 8,1% so với cùng kỳ tháng 5/2022, phản ánh cầu tiêu dùng yếu kéo dài.

 Xuất khẩu hàng hóa tăng 6,5% (m/m, SA) nhờ các sản phẩm công nghệ cao, trong khi tháng 4 ghi nhận mức giảm so với tháng 3. Đồng thời, nhập khẩu trong tháng 5 tăng 9,5% (m/m, SA), so với mức giảm -0,6% trong tháng 4.

So với cùng kỳ năm 2023, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đạt tốc độ tăng trưởng khá lớn, lần lượt là 15,8% và 29,9% trong tháng 5/2024, một phần do hiệu ứng nền so sánh thấp so với năm 2023. Tăng trưởng nhập khẩu cao hơn so với tăng trưởng xuất khẩu dẫn đến thặng dư thương mại giảm trong tháng 5, nhưng cũng báo hiệu nhu cầu xuất khẩu tăng.

FDI tăng ổn định, lạm phát cơ bản giảm nhẹ, tỷ giá chịu áp lực

Cam kết FDI đạt 11,07 tỷ USD tính đến cuối tháng 5/2023, cao hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Giải ngân FDI lũy kế cũng đạt 8,3 tỷ USD, cao hơn 7,8% so với cùng kỳ năm 2023. Chế biến/chế tạo và bất động sản vẫn là hai lĩnh vực vẫn duy trì là những ngành thu hút được nhiều FDI nhất.

a3.png
Nguồn: WB

Trong khi lạm phát toàn phần không thay đổi, lạm phát cơ bản có giảm nhẹ. Lạm phát CPI tháng 5 ghi nhận mức 4,4% (so cùng kỳ năm trước), tương đương với tháng 4. Mặc dù giao thông vận tải (bao gồm cả giá xăng dầu) tiếp tục tăng tỷ trọng đóng góp vào CPI nhưng thực phẩm và nhà ở vẫn là những yếu tố chính. Lạm phát cơ bản trong tháng 5/2024 giảm nhẹ xuống còn 2,8% (so với cùng kỳ năm trước) từ mức 2,7% của tháng 4.

a4.png
Nguồn: WB

Tỷ giá thị trường VND/USD tăng 8% so với cùng kỳ tính đến cuối tháng 5/2024. Lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng nhẹ lên 4,3% trong tháng 5, so với mức 4% trong tháng 4, như trên Hình 7, phản ánh chính sách thắt chặt thanh khoản của NHNN.

Nguồn thu cải thiện, chi tiêu công chậm lại

Trong khi nguồn thu tiếp tục được cải thiện thì chi tiêu công lại chậm lại. Thu ngân sách tăng lên trong tháng 5, đạt 898,4 nghìn tỷ đồng (52,8% dự toán) và lũy kế 5 tháng đầu năm 2024 tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chi tiêu công chậm lại và đạt khoảng 656,7 nghìn tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm 2024, bằng 31% dự toán, chỉ cao hơn 0,5% so với cùng kỳ năm 2023. Giải ngân đầu tư công ước đạt 148,3 nghìn tỷ đồng, bằng 22,3% dự toán được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Để hỗ trợ tiêu dùng, ngày 23/4/2024, Chính phủ đề xuất kéo dài thời gian ưu đãi giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đến hết năm 2024 thay vì đến hết tháng 6/2024. Để khuyến khích đầu tư tư nhân trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Văn bản số 4462/NHNN-CSTT ngày 30/5/2024 đề nghị các tổ chức tín dụng nỗ lực phấn đấu để hạ lãi suất cho vay 1-2%.

Trong khi cầu quốc tế đang có dấu hiệu phục hồi thì diễn biến của cầu trong nước, đặc biệt là tiêu dùng, có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa chắc chắn. Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, trước bối cảnh đồng USD mạnh, việc giảm lãi suất để hỗ trợ đầu tư có thể làm tăng áp lực lên tỷ giá. Do vậy, cần tiếp tục hỗ trợ tổng cầu thông qua chi đầu tư./.

Cùng chuyên mục
  • Hà Giang: Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
    5 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Tính đến nay, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Hà Giang tuy có chuyển biến nhưng còn rất chậm. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư giải ngân chậm tiến độ làm rõ nguyên nhân để có giải pháp tháo gỡ.
  • Lạng Sơn: Nâng cao chỉ số PCI và chỉ số PGI cấp tỉnh năm 2024
    5 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Theo bảng xếp hạng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) của tỉnh Lạng Sơn đạt 69,05 điểm, đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
  • Dự thảo Quy hoạch báo chí phải thực chất, có tính mở và khả thi
    5 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh yêu cầu này khi chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về dự thảo Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sáng 19/6, tại Trụ sở Chính phủ.
  • Thu ngân sách tăng 16,8%
    5 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Tại cuộc họp báo quý II/2024, ngày 18/6, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, thu ngân sách nhà nước đạt khá so với dự toán và tăng trưởng so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước đến ngày 15/6/2024 đạt khoảng 946,1 nghìn tỷ đồng, bằng 55,6% dự toán, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2023.
  • Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
    5 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước trong việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Agribank đã nỗ lực điều chỉnh lãi suất huy động và tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Giảm lãi suất để hỗ trỡ đầu tư có thể làm tăng áp lực lên tỷ giá