Gian nan bảo vệ rừng phòng hộ

(BKTO) - Rừng phòng hộ có ý nghĩa đặc biệt trong việc giữ đất, giữ nước, hạn chế xói mòn, thiên tai... Song trong nhiều năm qua, công tác bảo vệ rừng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này khiến rừng phòng hộ vẫn đang phải đối mặt với tình trạng bị xâm phá, suy giảm, mất mát nghiêm trọng.



1,7 triệu ha rừng phòng hộbiến mất sau 10 năm

Khác với tính chuyên biệt của rừng đặc dụng và rừng sản xuất, rừng phòng hộ Việt Nam đặc trưng bởi tính đa mục đích, đảm nhận các chức năng sinh thái, bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai và điều hòa khí hậu. Đồng thời, rừng phòng hộ còn cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đời sống cộng đồng khu vực ven rừng. Tuy nhiên, so với rừng đặc dụng và rừng sản xuất thì rừng phòng hộ là đối tượng bị xâm hại, suy giảm nghiêm trọng nhất.

Kết quả đánh giá qua nhiều năm cho thấy, dù tổng diện tích rừng của Việt Nam tăng thuần, từ 12,3 triệu ha năm 2004 lên trên 14 triệu ha năm 2016, nhưng rừng phòng hộ lại là đối tượng có những biến động âm lớn nhất về diện tích trong 3 loại rừng. Tình trạng rừng phòng hộ đầu nguồn bị xâm phá, suy giảm không còn mang tính cục bộ, thậm chí nhiều điểm nóng phá rừng nghiêm trọng ở khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Theo thống kê của Trung tâm Con người và Thiên nhiên, chỉ tính từ 2004-2014, diện tích rừng phòng hộ đã giảm 1,7 triệu ha, tương đương tốc độ suy giảm trung bình 23%/năm. Hiện nay, nước ta chỉ còn hơn 4,5 triệu ha rừng phòng hộ, trong đó có hơn 60% là rừng tự nhiên. Từ năm 2004 đến hết năm 2012, diện tích rừng phòng hộ là rừng trồng có xu hướng tăng dần, nhưng đến năm 2013 lại bắt đầu giảm mạnh.

Phân tích cụ thể hơn về vấn đề này, bà Nguyễn Hải Vân - Phòng nghiên cứu Trung tâm Con người và Thiên nhiên - cho biết: Trong 59 Ban quản lý rừng phòng hộ thuộc phạm vi đánh giá đã có tất cả 168 lần thay đổi diện tích, trong đó có 118 lần giảm diện tích. Nguyên nhân là do rà soát thay đổi quy hoạch 3 loại rừng, chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như làm thủy điện, khoáng sản... Bà Vân cũng nhấn mạnh, chất lượng rừng phòng hộ hiện nay không đáp ứng được nhu cầu phòng hộ.

Trả lại đúng vai tròcủa rừng phòng hộ

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến thực trạng mất rừng phòng hộ trong thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng, việc phá rừng trái phép và bị chuyển đổi mục đích sử dụng là tác động chủ yếu. Theo điều tra, trong tổng số 47.368 ha rừng phòng hộ bị chuyển đổi thì gần 50% là dành đất cho mục đích xây dựng thuỷ điện và khai khoáng. Một nguyên nhân lớn khác là việc đáp ứng nhu cầu đất sản xuất ở địa phương khiến một phần diện tích rừng phòng hộ bị thu hẹp.

Ông Nguyễn Tuấn Hưng - Vụ Quản lý Rừng đặc dụng và Rừng phòng hộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết: Hầu hết các Ban quản lý rừng phòng hộ hiện vẫn chưa tiến hành xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, thiếu nguồn lực để triển khai thực hiện. Trong khi đó, việc xử lý hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng của một số địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Có trường hợp xử lý nhưng chưa đủ sức răn đe, điều đó dẫn đến tình trạng người dân coi thường pháp luật.

Ông Mai Văn Đảm - Phó Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành - Thanh Hóa - cũng chia sẻ: Diện tích rừng lớn nhưng lực lượng bảo vệ rừng ít, mỏng, công cụ hỗ trợ chưa được trang bị, thu nhập rất thấp. Một Ban quản lý thường được giao bảo vệ 5.000 - 10.000 ha nhưng biên chế chỉ 10 người và phải hợp đồng thêm 10 người nữa, trong khi nguồn kinh phí của đơn vị sự nghiệp rất hạn chế nên lương chỉ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

Còn theo bà Nguyễn Hải Vân, nguyên nhân sâu xa hơn là vai trò của rừng phòng hộ chưa được đánh giá đúng. Nếu như rừng đặc dụng chỉ tập trung toàn bộ cho mục tiêu bảo tồn lâu dài, rừng sản xuất hướng tới mục tiêu sử dụng tài nguyên và khai thác gỗ, đem lại lợi ích kinh tế thì rừng phòng hộ mang tính đa mục đích hơn. Nhưng hiện nay, rừng phòng hộ lại đang bị xem nhẹ hơn mục đích về kinh tế. “Đây là tư duy cần thay đổi trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, vai trò về phòng hộ và đảm bảo an ninh môi trường vô cùng quan trọng” - bà Vân nhấn mạnh.

Đưa ra những giải pháp để ngăn chặn tình trạng mất rừng phòng hộ, ông Nguyễn Danh Đàn - đại diện Dự án JICA 2 (Nhật Bản) - nhấn mạnh: Cần phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, trong đó có trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố có rừng phòng hộ, Ban quản lý các khu rừng phòng hộ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc giải quyết những bất cập, hạn chế liên quan đến công tác bảo vệ rừng.

Về phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Tuấn Hưng cũng cho rằng: Để góp phần quản lý tốt diện tích rừng phòng hộ, cần huy động nguồn vốn xã hội; gia tăng giá trị của ngành. Đồng thời, cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các lực lượng, các cơ quan liên quan trong bảo vệ rừng.

HOÀNG LONG
Theo Báo Kiểm toán số 50 ra ngày 14-12-2017
Cùng chuyên mục
  • VBF thúc đẩy cải thiện môi trường  đầu tư, kinh doanh
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 12/12, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2017 do Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Nhóm Ngân hàng Thế giới tổ chức đúng dịp kỷ niệm 20 năm thành lập VBF đã diễn ra tại Hà Nội. Diễn đàn có sự tham dự, phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
  • Thu phí không dừng:  Mang lại nhiều lợi ích nhưng triển khai còn chậm
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có lộ trình áp dụng công nghệ thu phí không dừng (ETC) tại các trạm thu phí BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) nhằm tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc giao thông, đồng thời kiểm soát được mức phí qua mỗi trạm. Tuy nhiên, sau nhiều lần “trễ hẹn”, đến nay việc triển khai hình thức thu phí này vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý,  sử dụng tài sản công
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo số liệu của nhiều quốc gia, tài sản công bằng khoảng 1 lần GDP. Ở Việt Nam, tính đến cuối năm 2015, cơ quan hữu quan mới chỉ thống kê, báo cáo chi tiết được khối lượng tài sản công khoảng 1 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 46 tỷ USD và bằng khoảng 25% GDP. Tuy nhiên, tổng giá trị tài sản công ở Việt Nam trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều, do phạm vi của báo cáo nói trên mới chỉ bao gồm tài sản trong khu vực hành chính và sự nghiệp công, chưa tổng hợp đến các tài sản là đất đai, tài nguyên, hạ tầng...
  • Tăng trưởng xanh:  Thời cơ và thách thức
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tăng trưởng xanh đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, trong đó, các DN được coi là chủ thể quan trọng nhất, đóng vai trò tích cực trong việc lựa chọn tăng trưởng xanh và hiện thực hóa mục tiêu bền vững của quốc gia.
  • Sau năm cao điểm 2018, sẽ kiểm toán toàn diện các công ty nông lâm nghiệp
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- “Sau năm cao điểm thực hiện thành công Nghị quyết của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới hoạt động của các công ty nông lâm nghiệp, sang năm 2019, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước kiểm toán toàn diện hoạt động của các công ty để biết ai làm tốt, vướng mắc gì, trách nhiệm ở đâu để báo cáo Quốc hội”, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Gian nan bảo vệ rừng phòng hộ