Hiệu quả hóa chức năng tài chính doanh nghiệp

(BKTO) - Đólà chủ đề của cuộc hội thảo do Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) và Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) vừatổ chức tại Hà Nội. Với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà quản lý trong nướcvà quốc tế, Hội thảo đã tập trung thảo luận về nhiều vấn đề thời sự của tàichính doanh nghiệp (DN) hiện nay.




Các chuyên gia đều cho rằng bộ phận tài chính cần phải có tầm nhìn để xây dựng chiến lược phát triển DN. Ảnh: CHÂU ANH
Theo phát biểu gợi mở của đại diện ICAEW Việt Nam, trong hoạt động của DN, chức năng hoạt động tài chính ngày càng được mở rộng, nâng cao và gắn chặt hơn với hoạt động kinh doanh, từ hoạch định chiến lược đến thực hiện kinh doanh, kiểm soát, dự đoán và phòng ngừa rủi ro. Vì vậy, bộ phận tài chính DN rất cần đổi mới để phát huy vai trò và chức năng quan trọng này.

Thuyết trình về việc quản lý hiệu quả hoạt động của DN và vai trò của bộ phận tài chính trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh, theo ông Rick Payne - chuyên gia Chương trình Quản lý Tài chính của ICAEW toàn cầu,cần có tầm nhìn để xây dựng chiến lược phát triển, cơ sở quan trọng để DN hoạt động. Trong đó, bộ phận tài chính DN đảm nhiệm vai trò xây dựng chiến lược này.

Ông Rick Payne phân tích, bộ phận tài chính phải chủ trì xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động đối với từng bộ phận trong DN. Các chuyên gia tài chính trong DN phải đảm bảo việc đưa ra và tham vấn cho lãnh đạo DN lựa chọn được các chiến lược tốt. Vì vậy, bộ phận này cần luôn cởi mở, linh hoạt để điều chỉnh hoạt động kinh doanh, vì môi trường kinh doanh luôn thay đổi. Đồng thời bộ phận tài chính cũng phải xây dựng và kiên định áp dụng các khung khổ và chuẩn mực để DN hoạt động đúng định hướng và hiệu quả.

Đồng quan điểm trên, ông Vikesh Mirani - Giám đốc Tài chính Tập đoàn, Ngân hàng Techcombank, người từng có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc cho các ngân hàng như Standard Chartered, HSBC - cho rằng: Thành tố quan trọng hàng đầu để xây dựng bộ phận tài chính bền vững là phải tạo dựng được tầm nhìn, sứ mệnh và khả năng hoạch định chiến lược. Bộ phận tài chính DN phải đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ cốt lõi, như kiểm soát tài chính và báo cáo tài chính; lập kế hoạch và phân tích tài chính; đáp ứng và tối ưu hóa các yêu cầu về thuế; quản lý việc sử dụng các nguồn kinh phí; đảm bảo tuân thủ và quản trị chất lượng; quản lý việc trao đổi thông tin với nhà đầu tư…

Cùng với đó, chức năng tài chính truyền thống phải thay đổi từ người kiểm soát các báo cáo tài chính, tuân thủ các quy định tài chính, đảm bảo quản trị rủi ro đơn thuần trở thành nhà chiến lược xây dựng kế hoạch phát triển DN, quản trị từng đơn vị kinh doanh và tư vấn quản lý. Có như vậy bộ phận tài chính mới phát huy được vai trò, hay nói cách khác là hiệu quả hóa được chức năng tài chính vốn rất quan trọng đối với DN.

Ông Nguyễn Viết Thịnh - Giám đốc tư vấn tài chính, Công ty TNHH PwC Việt Nam nhấn mạnh: Bộ phận tài chính giúp HĐQT phát hiện ra các rủi ro tiềm tàng đối với DN, đưa ra các dự báo để đảm bảo DN luôn hoạt động hiệu quả. Trong bối cảnh mới, bộ phận tài chính DN phải nâng cao kiến thức về kinh doanh để chuyển từ kỹ năng kế toán sang kỹ năng quản lý kinh doanh, chuyển từ thế bị động sang chủ động; chuyển từ việc đối chiếu tài khoản nợ - có sang phân tích và tự động hóa việc lập báo cáo thông qua việc ứng dụng CNTT.

Với tham luận mang tính khái quát cao và được minh họa sinh động từ thực tiễn, ông Đặng Văn Thanh - Chủ tịch VAA cho rằng: Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng và chuyển sang kinh tế thị trường đầy đủ thì việc phát triển chức năng tài chính trong DN Việt Nam càng quan trọng. Trong quản lý hoạt động tài chính, Nhà nước và DN đã quan tâm tạo dựng khung khổ pháp lý để tăng cường các hệ thống kiểm soát tài chính như quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính DN. Tuy nhiên, hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức, các nhà quản trị của Việt Nam còn gặp lúng túng trong quản trị nguồn vốn, tổ chức nguồn vốn, sử dụng các chức năng tài chính một cách hiệu quả. Càng đi vào kinh tế thị trường thì rủi ro xuất hiện càng nhiều và đòi hỏi nhà quản trị phải nhận dạng được rủi ro, từ đó có biện pháp hạn chế rủi ro, khắc phục thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

Một trong những đòi hỏi đối với người làm kế toán, kiểm toán là cung cấp thông tin chính xác, có độ tin cậy nhất định về thực trạng tài chính của một DN, đồng thời đề xuất cho nhà quản lý trong xây dựng ngân sách, phân bổ nguồn lực. Vì vậy, ông Thanh nhấn mạnh, Hội thảo này rất thiết thực đối với các Hội viên của VAA đang trực tiếp làm công tác kế toán, tài chính trong các DN hoặc hoạt động tư vấn về tài chính cho DN.

Tại Hội thảo, các diễn giả cũng đề cập vai trò, tầm quan trọng của bộ phận tài chính DN trong tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán và thiết lập hệ thống kiểm soát để đảm bảo minh bạch thông tin tài chính đối với cổ đông, những người luôn luôn quan tâm đồng vốn của mình được đầu tư như thế nào, có hiệu quả hay không và được kiểm soát ra sao.

CHÂU ANH
Cùng chuyên mục
  • Đổi mới cơ chế phân bổ vốn cho các chương trình mục tiêu
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhằm khắc phụcnhững bất cập trong việc sử dụng vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốcgia và chương trình mục tiêu (sau đây gọi chung là chương trình), dự kiến kếhoạch phân bổ vốn đầu tư từ NSNN cho các chương trình giai đoạn 2016-2020 củaChính phủ đã có nhiều đổi mới theo hướng cắt giảm số lượng chương trình; điềuchỉnh cơ chế hỗ trợ, mức hỗ trợ vốn nhằm sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tăng cườngtính chủ động của địa phương.
  • Thế hệ doanh nhân mới với khát vọng làm giàu
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 8/8, tại cuộc gặp gỡ 100 doanh nhân trẻ (DNT) khởi nghiệp xuất sắcnăm 2015, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: Còn rất nhiều “đấtdụng võ” cho DNT tiếp tục khai phá, mong rằng các DNT không ngừng phát huy tâmhuyết, bản lĩnh đưa doanh nghiệp (DN) phát triển nhanh, bền vững. Chính phủ sẽluôn đồng hành cùng DN - những hạt nhân của nền kinh tế, góp phần tạo nguồn lựccủa cải phát triển kinh tế - xã hội.
  • TPP sẽ tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Vừa qua, ViệnNghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại họcQuốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo công bố báo cáo “Đánh giá tác động của Hiệpđịnh Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đếnViệt Nam:Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”. Bản báo cáo đã phântích và chỉ ra những tác động mạnh mẽ của TPP đến kinh tế Việt Namkhi được thông qua.
  • Chính phủ cam kết sử dụng vốn ODA
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO)-20 năm huy động và sử dụng vốn ODA đã hỗ trợ Việt Nam dần hoàn thiệnchính sách, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh, góp phần thực hiện thànhcông các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội. Tuy nhiên, những yếu kém trong năng lực hấp thụ vốn, tiến độ giải ngânchậm, hiệu quả sử dụng nguồn vốn… trở thành những hạn chế mà Chính phủ đã chỉ đạocác ngành phải sớm khắc phục trong thời gian tới.
  • Tái cơ cấu DNNN trong nông nghiệp: Còn nhiều thách thức
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện táicơ cấu DNNN theo đúng các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ xác định tái cơ cấuDNNN là 1 trong 3 trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, theo đánhgiá của các chuyên gia kinh tế, tiến độ thực hiện đến thời điểm này vẫn cònchậm so với yêu cầu đặt ra.
Hiệu quả hóa chức năng tài chính doanh nghiệp