Chính phủ cam kết sử dụng vốn ODA

(BKTO)-20 năm huy động và sử dụng vốn ODA đã hỗ trợ Việt Nam dần hoàn thiệnchính sách, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh, góp phần thực hiện thànhcông các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội. Tuy nhiên, những yếu kém trong năng lực hấp thụ vốn, tiến độ giải ngânchậm, hiệu quả sử dụng nguồn vốn… trở thành những hạn chế mà Chính phủ đã chỉ đạocác ngành phải sớm khắc phục trong thời gian tới.




Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì cuộc Hội thảo. Ảnh: T.K
Tỷ lệ giải ngân đạt thấp

Phát biểu tại Hội thảo quốc tế “Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng vốn ODA của Việt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho biết: Lũy kế từ năm 1993 đến năm 2014, tổng giá trị vốn ODA cam kết cho Việt Nam đạt 89,5 tỷ USD, tổng vốn đã ký kết đạt 73,68 tỷ USD bình quân 3,5 tỷ USD/năm. ODA đã góp phần cải cách hành chính công; hoàn thiện định hướng thị trường xã hội chủ nghĩa; đào tạo nhân lực; tăng cường năng lực quản trị, nâng cao dịch vụ công, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; xóa đói giảm nghèo; chuyển giao công nghệ tri thức.

Khẳng định vai trò của vốn ODA, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng: Không có vốn ODA, chúng ta sẽ không có những công trình đột phá như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Đại lộ Đông Tây và Metro…

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Bên cạnh kết quả nổi bật nói trên, vấn đề thu hút, quản lý và sử dụng ODA trong thời gian qua còn bộc lộ hạn chế, tồn tại. Cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về ODA chưa đồng bộ, thủ tục phê duyệt dự án còn rườm rà, bộ máy cồng kềnh, trách nhiệm của cấp thực hiện dự án không rõ ràng, gây lãng phí, ách tắc, giảm tính linh hoạt trong quá trình triển khai, đồng thời, không phân định được trách nhiệm của các đơn vị thực hiện trong trường hợp dự án không có hiệu quả. Đặc biệt, một số Bộ, ngành và địa phương chậm tiến độ thực hiện các chương trình và dự án, nhiều trường hợp phải xin gia hạn. Hậu quả là giải ngân vốn ODA của cả nước đạt thấp so với vốn ODA đã ký kết, tỷ lệ giải ngân ODA trung bình chỉ mới trên dưới 63%. Tổng số vốn ODA đã ký kết chưa giải ngân còn khoảng 22 tỷ USD. Nếu tính số vốn ODA sẽ tiếp tục ký kết trong thời gian tới, thì bình quân mỗi năm phải giải ngân khoảng 5,5 tỷ USD. Để thực hiện giải ngân số vốn ODA này, hàng năm cần khoảng 25 đến 30 ngàn tỷ đồng vốn đối ứng. Tuy nhiên theo kế hoạch bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ 2014-2016 được Quốc hội thông qua mới cân đối được khoảng 7 nghìn tỷ đồng. Với nguồn vốn NSNN như hiện nay thì việc cân đối vốn đối ứng theo tiến độ giải ngân vốn ODA là rất khó khăn.

TS Nguyễn Thành Đô - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) đã nêu ra một số địa chỉ cụ thể sử dụng vốn ODA không hiệu quả. Đó là dự án trích dầu cám ở Bến Tre và dự án dây chuyền dệt bao đay ở TP.HCM vay vốn ODA Ấn Độ vì công nghệ lạc hậu, không có nguyên liệu, không nơi tiêu thụ sản phẩm nên khi bàn giao hoàn toàn không vận hành được. Dự án nhà máy thủy sản đông lạnh Hạ Long vay ODA của Ý không hoạt động được do thiếu nguyên liệu; chương trình phát triển dâu tằm tơ ở Lâm Đồng vay ODA của Ý thất bại do sản phẩm không cạnh tranh được trên thị trường… Theo ông Đô, bên cạnh các nguyên nhân nói trên còn có nguyên nhân do một số cơ quan thụ hưởng ODA cả ở Trung ương lẫn địa phương vẫn còn tư tưởng “ODA thời bao cấp”, coi ODA không hoàn lại là Chính phủ cho, ODA vốn vay do Chính phủ trả nợ.

Ở một góc độ khác, nhiều chuyên gia cho rằng, phải nhìn nhận các khoản vay ODA ưu đãi thường kèm theo những điều kiện như chỉ định thầu, ưu tiên nhà thầu nước ngoài; yêu cầu mua máy móc, thiết bị, vật liệu từ quốc gia tài trợ vốn ODA và phần lợi ích dành cho các nhà thầu phụ Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Hơn nữa, theo dự báo, nguồn vốn ODA của Việt Nam sau năm 2015 dù vẫn được duy trì nhưng sẽ khó thu hút hơn do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Chính những điều này đã làm xuất hiện các ý kiến cho rằng Việt Nam có nên tiếp tục vay vốn ODA nữa hay không?

Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn ODA

Theo TS Vũ Nhữ Thăng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính): Định hướng chính sách sử dụng nguồn vốn ODA cần có những thay đổi phù hợp. Đối với ODA vốn vay cần tập trung nguồn vốn này cho cân đối NSNN để tái cơ cấu nền kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội và các dự án thuộc lĩnh vực không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và là đối tượng chi của NSNN. Vốn ODA vay kém ưu đãi sẽ tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án quốc gia, có nguồn thu và khả năng trả nợ.

Đồng thời, đảm bảo vốn đối ứng trong nước để dự án ODA được giải ngân cao và nhanh nhất. Quá trình xây dựng dự án ODA cần rà soát và xác định nhu cầu vốn đối ứng và khả năng cân đối các nguồn NSNN. Cần thực hiện nguyên tắc phải cân đối được đủ nguồn vốn đối ứng mới ký kết chương trình, dự án với các nhà tài trợ nước ngoài. Cùng với đó cần thúc đẩy việc áp dụng cách tiếp cận nguồn vốn ODA và vay ưu đãi theo hình thức hỗ trợ trực tiếp vào ngân sách để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm bớt các thủ tục và góp phần cải thiện các hệ thống quản lý công của Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế LêĐăng Doanh đề nghị cần ưu tiên nguồn vốn ODA mới cho những nhu cầu về khí hậu, nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái sinh. TS Trịnh Ngọc Tuấn - Vụ Kinh tế (Văn phòng Quốc hội) đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng vốn ODA và hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết: Chính phủ sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiêm túc đánh giá, khắc phục về cơ chế chính sách và các giải pháp trong quản lý ODA; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra để đảm bảo nguồn vốn ODA được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất.

THU HƯỜNG

Cùng chuyên mục
  • Tái cơ cấu DNNN trong nông nghiệp: Còn nhiều thách thức
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện táicơ cấu DNNN theo đúng các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ xác định tái cơ cấuDNNN là 1 trong 3 trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, theo đánhgiá của các chuyên gia kinh tế, tiến độ thực hiện đến thời điểm này vẫn cònchậm so với yêu cầu đặt ra.
  • “Bức tranh” nông thôn Việt Nam đã được phác họa rõ nét
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Ngày 05/8, Viên Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và các đốitác, nhà tài trợ đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Tăng trưởng, chuyển dịchcơ cấu và thay đổi trong nông thôn Việt Nam” sau 5 vòng điều tra quy mô rộng đượctiến hành 2 năm/lần kể từ năm 2006 đến nay.
  • Công tác phát hành, quản lý và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010-2013:Kỳ I: Nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Theo đánh giá của KTNN,công tác phát hành, quản lý, sử dụng trái phiếu Chính phủ (TPCP) những năm qua đãthu được những thành tựu căn bản, quan trọng, góp phần tích cực thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo,đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường an ninh, quốc phòng, đặc biệt là có tác dụngthiết thực đối với vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn.
  • Điều hành kinh tế vĩ mô: Vẫn nên thận trọng dù triển vọng lạc quan
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Báo cáo Cậpnhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bốngày 20/7 đã “tô đậm” thêm những điểm sáng trong bức tranh kinh tế đất nước nửađầu năm 2015. Theo các chuyên gia của WB, dù triển vọng trong trung hạn củaViệt Nam nhìn chung là tích cực nhưng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro,thách thức đòi hỏi Chính phủ cần phải chủ động, linh hoạt hơn nữa trong điềuhành.
  • Từ kết quả kiểm toán năm 2014: Nhìn lại hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Năm 2014, KTNN đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2013 của 249 DN thuộc 38 Tập đoàn, Tổng công ty (riêng 4 DN thuộc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC còn mở rộng kiểm toán cả Báo cáo tài chính năm 2012).
Chính phủ cam kết sử dụng vốn ODA