Hoạt động kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của đơn vị

(BKTO) - Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng Nguyễn Hồng Hải đánh giá, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã giúp đơn vị có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và chất lượng công tác quản lý tài chính, từ đó đưa ra biện pháp quản lý, điều hành phù hợp và hiệu quả hơn.

dsc_3383-1600x1200-.jpg
Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã giúp đơn vị có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và chất lượng công tác quản lý tài chính. Ảnh TL

Thưa ông, được biết, năm 2023 vừa qua, Viện Khoa học công nghệ xây dựng tròn 60 năm thành lập. Ông có thể cho biết những đóng góp nổi bật của Viện đối với lĩnh vực xây dựng nói riêng và quá trình phát triển đất nước nói chung?

Năm 2023, Viện Khoa học công nghệ xây dựng đã kỷ niệm 60 năm ngày thành lập. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Viện đã đã từng bước trưởng thành cùng với sự phát triển chung của đất nước và 65 năm phát triển của ngành Xây dựng Việt Nam.

Tính riêng trong 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm, Viện thực hiện khoảng 150 nhiệm vụ. Đặc biệt, trong năm 2023, Viện đã thực hiện hơn 350 nhiệm vụ, trong đó có những nhiệm vụ trọng điểm về chính trị, phức tạp về kỹ thuật được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, như: phòng chống thiên tai, cháy nổ, động đất...

Một số nhiệm vụ ghi dấu ấn đậm nét những đóng góp của Viện như: Nhà Quốc Hội Lào, Nhà Quốc Hội và Hội trường Ba Đình (mới), Trung tâm hội nghị Quốc gia, Phủ Chủ tịch nước, 3 dự án phân giới cắm mốc; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... Viện đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao đúng tiến độ, chất lượng, góp phần đảm bảo công tác phục vụ quản lý nhà nước, giải quyết tốt các vướng mắc của xã hội trong lĩnh vực xây dựng.

1e834073dd0b76552f1a.jpg

Để thực hiện tốt các kiến nghị kiểm toán, Viện đã chủ động tìm hiểu, cập nhật các cơ chế chính sách mới cũng như tích cực tham gia góp ý, sửa đổi các văn bản pháp luật của Nhà nước đảm bảo phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn tại đơn vị.

Viện trưởng Nguyễn Hồng Hải. Ảnh: N.Lộc

Về Khoa học công nghệ, Viện là một trong những cơ quan đầu ngành của Bộ Xây dựng trong lĩnh vực biên soạn các quy chuẩn, tiêu chuẩn, góp phần tạo dựng hành lang kỹ thuật phục vụ hoạt động xây dựng trong cả nước. Các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu, thi công, nghiệm thu và rất nhiều tiêu chuẩn khác trải rộng trong tất cả các lĩnh vực xây dựng do Viện biên soạn đã đi vào cuộc sống, được áp dụng rộng rãi.

Viện cũng được Bộ giao là cơ quan đầu mối để thực hiện Đề án 198 của Thủ tướng chính phủ về Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành xây dựng trong giai đoạn 2018-2021, tầm nhìn 2030. Trong đó, Viện đã hoàn thành đề xuất và được Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch hệ thống quy chuẩn kỹ thuật ngành xây dựng và định hướng hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) lĩnh vực xây dựng hiện nay…

Bên cạnh những thành công nhất định, đâu là những khó khăn, thách thức mà Viện phải đối mặt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là trong công tác nghiên cứu, thưa ông?

Đối với một đơn vị trực tiếp làm công tác nghiên cứu, khó khăn điển hình mà chúng tôi gặp phải đó là các văn bản hiện nay chủ yếu tập trung vào quản lý về mặt tài chính, thanh quyết toán các nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) mà ít chú ý đến việc tạo môi trường thúc đẩy hoạt động KHCN và khuyến khích các nhà khoa học.

Cụ thể như, các thủ tục hành chính về quản lý KHCN, các quy định về hồ sơ thanh quyết toán nhiệm vụ KHCN còn phức tạp, cồng kềnh, làm cho các nhà khoa học mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện của nhiệm vụ KHCN.

Một số cơ chế, chính sách về tài chính trong lĩnh vực KHCN chưa đồng bộ gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, như: Bộ Xây dựng đã có văn bản để hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc khi áp dụng Thông tư số 13/2022/TT-BKHCN. Bên cạnh đó, việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN còn vướng mắc khi trong quá trình triển khai có sự khác biệt so với dự toán ban đầu, trong khi quy trình điều chỉnh dự toán còn khó khăn, phức tạp.

bf18cb8b56f3fdada4e2.jpg
Viện trưởng Nguyễn Hồng Hải: Trong 60 năm xây dựng và phát triển, Viện không ngừng đổi mới, sáng tạo để đóng góp vào quá trình xây dựng đất nước. Ảnh: N.Hồng

Ngoài ra, quy trình và thủ tục để xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KHCN có sử dụng ngân sách nhà nước được quy định trong Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ còn chưa có hướng dẫn chi tiết, nhất là quy định thẩm định, định giá tài sản hình thành từ nhiệm vụ KHCN còn khó khăn.

Thực tiễn cho thấy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KHCN, không phải nhiệm vụ KHCN nào cũng đạt được kết quả như thuyết minh ban đầu. Tuy nhiên, Luật KHCN năm 2013 chưa đề cập đến các mức độ rủi ro trong nghiên cứu KHCN và chưa quy định xử lý các tình huống rủi ro. Những bất cập này cũng từng được Kiểm toán nhà nước chỉ ra qua thực tiễn kiểm toán và đòi hỏi Bộ Khoa học và Công nghệ cần sớm xem xét sửa đổi.

Ngoài ra, việc kết hợp giữa cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp còn hạn chế, do các quy định về thủ tục, cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc, chưa khuyến khích giữa nghiên cứu và chuyển giao, thương mại hóa,... (công nghệ mới từ nước ngoài, chuyển giao về Việt Nam, không có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, khó áp dụng rộng rãi ở Việt Nam...).

Viện Khoa học công nghệ xây dựng được đánh giá là đơn vị thực hiện tốt kiến nghị kiểm toán. Xin ông có thể đánh giá về vai trò, ý nghĩa của các kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính công, tài sản công của đơn vị?

Chúng tôi đánh giá rất cao vai trò, ý nghĩa của các kết luận, kiến nghị kiểm toán do Kiểm toán nhà nước đưa ra thời gian qua.

Thông thường, người đứng đầu các cơ quan nghiên cứu có chuyên môn về kỹ thuật nhưng còn hạn chế về công tác quản lý tài chính. Vì vậy, kết quả kiểm toán đã giúp người đứng đầu đơn vị nắm rõ thực trạng bức tranh quản lý và hoạt động tài chính của đơn vị, từ đó có biện pháp quản lý và điều hành phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động.

4890f4f5dd2876762f39.jpg
Viện trưởng Nguyễn Hồng Hải: Sau khi có kết luận, kiến nghị kiểm toán, đơn vị đã nghiêm túc họp, xem xét từng vấn đề để đưa ra giải pháp khắc phục, hoàn thiện phù hợp

Hoạt động kiểm toán đã giúp đơn vị phát hiện ra những bất cập, hạn chế (do khách quan hoặc chủ quan), để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho người đứng đầu quản lý tốt hơn ở những giai đoạn tiếp theo.

Vậy đơn vị đã có những giải pháp gì để đảm bảo thực hiện kiến nghị kiểm toán một cách kịp thời, hiệu quả, thưa ông?

Từ việc xác định rõ tầm quan trọng của các kết luận, kiến nghị kiểm toán và để thực hiện các kiến nghị kiểm toán một cách kịp thời, có hiệu quả, chúng tôi cho rằng trước hết, quan điểm của người đứng đầu đối với hoạt động kiểm toán cần được coi trọng ngay từ khi có kiến nghị kiểm toán.

Với ý nghĩa đó, Bộ Xây dựng thường xuyên có những văn bản đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện kịp thời, đầy đủ các kết luận kiểm toán. Viện đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo từ Bộ Xây dựng và kết luận của KTNN trong các hoạt động của đơn vị.

Chính vì quan điểm và giải pháp như trên, Viện đã luôn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời các kết luận và kiến nghị của KTNN và sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện vấn đề này ngày càng tốt hơn nữa trong thời gian tới. Thông qua việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, đơn vị sẽ rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý để đưa hoạt động của đơn vị ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán nhà nước gặp mặt cán bộ hưu trí khu vực phía Nam nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024
    3 tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Có được thành quả đáng tự hào trong năm 2023 và trong gần 30 năm qua, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, KTNN đã luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi, góp ý của các đồng chí nguyên lãnh đạo KTNN và cán bộ hưu trí qua các thời kỳ.
  • Kiểm toán nhà nước tiếp tục phối hợp, đồng hành với 4 tỉnh, thành phố
    3 tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của công tác phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước (KTNN) với 4 tỉnh, thành phố và mong rằng mối quan hệ phối hợp ấy ngày càng chặt chẽ, thiết thực hơn, giúp cho các cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao.
  • Tập trung triển khai 8 nội dung trọng tâm
    3 tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trên nền tảng những kết quả tích cực mà Kiểm toán nhà nước (KTNN) đạt được trong năm 2023, cũng như những khó khăn, thách thức cần khắc phục, tại Hội nghị trực tuyến Triển khai nhiệm vụ và công tác Đảng năm 2024 của KTNN diễn ra mới đây, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu KTNN tập trung triển khai 8 nội dung trọng tâm trong thời gian tới.
  • Kiểm toán nhà nước khu vực XIII: Hơn thập kỷ nỗ lực tạo dấu ấn
    3 tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Qua 12 năm thành lập, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực XIII đã kiến nghị: Xử lý tài chính 32.062 tỷ đồng, thu hồi và hủy bỏ 17 văn bản, sửa đổi và bổ sung 18 văn bản, ban hành mới 29 văn bản; chuyển cơ quan điều tra 6 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Những dấu ấn nổi bật này đã được Kiểm toán trưởng KTNN khu vực XIII Trần Minh Khương chia sẻ với phóng viên Báo Kiểm toán.
  • “Điểm sáng” nhờ đôn đốc thực hiện kết luận, giải quyết kiến nghị kiểm toán
    3 tháng trước Hoạt động của Ngành
    Năm 2023, bên cạnh những kết quả nổi bật trong hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã thực hiện tốt công tác phối hợp rà soát, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cũng như giải quyết kiến nghị kiểm toán. Đây là “điểm sáng”, là thành tựu đáng chú ý, cần được tiếp tục quan tâm thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới.
Hoạt động kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của đơn vị