Hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 156,7 nghìn tỷ đồng

(BKTO) - Trong tháng 5/2025, cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 156,7 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 98,1 nghìn lao động.

t4(1).jpg
So với tháng trước, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 0,6% về số lượng, tăng 17,3% về số vốn đăng ký và giảm 23,1% về số lao động. Ảnh minh họa: ST

So với tháng trước, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 0,6% về số lượng, tăng 17,3% về số vốn đăng ký và giảm 23,1% về số lao động. 

So với cùng kỳ năm trước, tăng 6,1% về số doanh nghiệp, tăng 16,6% về số vốn đăng ký và tăng 29,3% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 10,4 tỷ đồng, tăng 18% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng thời, cả nước còn có hơn 8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 11,1% so với tháng trước và tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, cả nước có gần 66,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 647,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 453,9 nghìn lao động, tăng 0,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,2% về số vốn đăng ký và tăng 6,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt 9,7 tỷ đồng, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm nay là gần 2.279,5 nghìn tỷ đồng, tăng 83,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Bên cạnh đó, cả nước có hơn 45,0 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2024), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 5 tháng qua lên hơn 111,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Bình quân một tháng có gần 22,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Theo khu vực kinh tế, trong 5 tháng, có 627 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước; hơn 15,2 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, giảm 3,9%; gần 50,9 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 2,0%.

Có 5.924 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 17,5% so với tháng trước và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2024; có 6.535 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 27,3% và tăng 43,6%; có 1.909 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 9,1% và giảm 12,8%.

5 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là gần 74,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước; hơn 27,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 18,3%; gần 9,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,7%. Bình quân một tháng có hơn 22,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường./.

Cùng chuyên mục
  • Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng tích cực
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,42 tỷ USD
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - 5 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 355,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14%; nhập khẩu tăng 17,5%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,67 tỷ USD.
  • CPI tháng 5 tăng có nguyên nhân do giá điện sinh hoạt tăng
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 1,53% so với tháng 12/2024; tăng 3,24% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,21% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,10%.
  • Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương cho việc dạy học 2 buổi/ngày
    một tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí chi cho việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.
  • Không hạn chế doanh nghiệp nhà nước đầu tư bất động sản
    một tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, việc quy định theo hướng không cho phép toàn bộ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đầu tư bất động sản, như ý kiến của một số đại biểu sẽ làm hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phù hợp với chủ trương của Đảng về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, bảo đảm thực hiện chủ trương bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.
Hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 156,7 nghìn tỷ đồng