Hy Lạp: Khởi động kiểm toán nợ công để làm rõ tham nhũng và lãng phí

(BKTO) - Trong cuộc họp báo ngày 7/4 vừaqua, bà ZoiConstantopoulou - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Hy Lạp, đã công bố thành lập Ủy banKiểm toán về nợ công, do bà Sofia Sakorafa, thành viên Nghị viện châu Âu và ôngEric Toussaint, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế về xóa nợ cho các nước nghèo (CADTM) đứng đầu. Theo đó, Ủy ban này sẽ điều tra những khoản vay mà Hy Lạp tiếp nhận đãbị sử dụng lãng phí do các hành vi hối lộ và tham nhũng, hay những khoản nợkhông chính đáng của Chính phủ mà không được sự đồng thuận của dân chúng.




Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp Zoi Konstantopoulou (giữa) tuyên bố việc tiến hành kiểm toán nợ công là cần thiết. Ảnh: S.T
Ủy ban Kiểm toán về nợ công có sự tham gia của 30 chuyên gia trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, sự tham gia của người dân được xem là nền tảng cho quá trình kiểm toán độc lập và nghiêm ngặt. Báo cáo sơ bộ của Ủy ban sẽ được đưa ra trong một cuộc họp báo quốc tế về nợ công dự kiến tổ chức vào tháng 6 tới đây. Ủy ban Kiểm toán về nợ công sẽ nỗ lực phối hợp với Nghị viện Châu Âu để tiến hành điều tra giai đoạn trước năm 2010, chủ yếu tập trung vào những gian lận liên quan đến vũ khí quân trang, thế vận hội Olympic năm 2014, giao thông, Tổ chức Viễn thông Hellenic và Siemens (OTE S.A). Ủy ban này cũng sẽ giữ vai trò là một công cụ đàm phán đầy quyền lực của xã hội và người dân Hy Lạp với cộng đồng châu Âu về nợ công.

Những hợp đồng ký kết giữa chính quyền Hy Lạp với các công ty tư nhân lớn của nước ngoài đã từng là đối tượng của vụ bê bối kéo dài nhiều năm tại Hy Lạp, là nguyên nhân khiến con số nợ công nước này tăng lên đáng kể. Điển hình trong vụ bê bối tầu ngầm Đức do Howaldtswerke-Deutsche Werf (HDW) sản xuất, sau đó chuyển giao cho ThyssenKrupp đảm nhận, với tổng giá trị 5 tỷ Euro, nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp Đức đã bị kết án tù treo vì tội hối lộ nhằm đạt được hợp đồng cung cấp thiết bị cho tàu ngầm. Trước đó, tập đoàn viễn thông Siemens cũng từng dính líu đến những vụ việc tương tự liên quan đến các hợp đồng về điện thoại.

Hay vụ bê bối Thế vận hội Olympic 2004, khi Chính phủ công bố trước người dân vào năm 1997 rằng Hy Lạp vinh dự là nước chủ nhà đăng cai Thế vận hội Olympic với chi phí dự kiến là 1,3 tỷ USD. Vài năm sau, chi phí này đã tăng lên gấp 4 lần là 5,3 tỷ USD, và ngay sau khi thế vận hội kết thúc, chi phí chính thức được công bố là 14,2 tỷ USD.

Tổng nợ công của Hy Lạp đã lên tới 320 tỷ euro, tương đương 175% GDP năm 2014. Bộ ba định chế gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ủy ban châu Âu (EC) - gọi tắt là Troika - hiện chiếm giữ 4/5 tổng các khoản nợ của Hy Lạp, đã phải tung ra các gói hỗ trợ 110 tỷ euro vào năm 2010 và 142 tỷ euro vào năm 2012 để giúp quốc gia này tránh nguy cơ vỡ nợ. Chương trình cứu trợ nói trên đã hết hạn vào ngày 28/02 vừa qua, và sẽ được kéo dài thêm 4 tháng để Hy Lạp có thêm tiền trả các khoản nợ đáo hạn.

Trong giai đoạn từ năm 2010-2012, các khoản vay mà Troika cấp cho Hy Lạp hầu hết được sử dụng để trả nợ các chủ nợ lớn tại thời điểm đó, chủ yếu là các ngân hàng thuộc các nền kinh tế lớn của châu Âu, khởi đầu là các ngân hàng ở Pháp và Đức. Năm 2009, 89% nợ công Hy Lạp thuộc về các ngân hàng tư nhân của 7 quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU). Chỉ riêng các ngân hàng tại Pháp và Đức đã nắm giữ tới 50%.

Cuộc kiểm toán nợ công của Hy Lạp cũng sẽ làm rõ lý do các chủ nợ - những ngân hàng tư nhân châu Âu gia tăng đáng kể các khoản vay của mình cho Hy Lạp trong giai đoạn 2005-2009 (từ 80 tỷ Euro lên tới 140 tỷ Euro) mà không tính đến việc mất khả năng thanh toán của quốc gia này.

Bên cạnh đó, cuộc kiểm toán sẽ xem xét liệu 14 quốc gia thành viên cấp cho Hy Lạp khoản vay song phương có tuân thủ theo các luật và hiến pháp của quốc gia mình và của Hy Lạp hay không.

Kể từ khi đảng cánh tả Syriza lên cầm quyền vào đầu năm nay, các tổ chức và định chế tài chính quốc tế đã và đang giám sát chặt chẽ tình hình tài chính của Hy Lạp. Theo bà Zoi Constantopoulou,​ việc tiến hành kiểm toán nợ công là điều cần thiết, nhằm để đảm bảo sự minh bạch theo mong muốn của người dân Hy Lạp và của cộng đồng châu Âu.

NGỌC QUỲNH
(Theo: Greek Reporter và RFI)
Cùng chuyên mục
  • Cộng hòa Séc: Cơ quan Kiểm toán Tối cao cáo buộc Bộ Tài chính vi phạm Luật Ngân sách
    9 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Cơ quan Kiểm toán Tối cao Cộng hòa Séc (SAO) vừa tiến hành một cuộc kiểm toán, trong đó đã điều tra về cách thức quản lý quỹ thuộc NSNN năm 2013 tại Bộ Tài chính. Các kiểm toán viên của SAO phát hiện nhiều khoản tiền đã bị chi dùng trái quy định của Luật Ngân sách quốc gia với con số lên tới 2,3 tỷ Cuaron cho những chương trình, dự án thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan khác, trong đó có Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa.
  • Canada kiểm toán các nhà thuốc: Phát hiện hơn 18 triệu CAD trốn thu nhập chịu thuế
    9 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO)- CơquanThuế vụ Canada (CRA) vừa qua đã tiến hành một cuộc kiểm toán đối với các nhà thuốctại Canada sau khi phát hiện khoản tiền lên tới hàngtriệuđô la Canada (CAD) dưới hình thức quà tặng và các khoản tiền "lại quả" không được khai thuế thu nhập. Đó là cáckhoản tiền mặt, thẻ tín dụng trả trước,tiền chi trả cho vé hòa nhạc và các chuyến du lịch mà các dược sĩ tiếp nhận từ các công ty dược phẩm lớn để các sản phẩm thuốc của những công ty này được bày bán trên kệ thuốc củamình.
  • Văn phòng Kiểm toán quốc gia Lithuania: Công bố Báo cáo kiểm toán Dự luật Ngân sách 2015
    9 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Cuối tháng 11 vừa qua, Vănphòng Kiểm toán quốc gia nước Cộng hòa Lithuania đã công bố một báo cáo kiểmtoán trong đó nhấn mạnh, việc tăng cao dự toán chi ngân sách trong Dự luật Ngânsách năm 2015 của Chính phủ đã vi phạm Luật Nguyên tắc tài chính quốc gia.Không những thế, Chính phủ Lithuania cũng đang quá lạc quan khi kỳ vọng quá nhiềuvào sự tăng trưởng các nguồn thu từ thuế theo dự kiến trong năm tới.
Hy Lạp: Khởi động kiểm toán nợ công để làm rõ tham nhũng và lãng phí