Kế hoạch kiểm toán năm 2025: gọn đầu mối, gọn nội dung, gọn phạm vi

(BKTO) - Tại cuộc họp cho ý kiến về Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025 của Kiểm toán nhà nước (KTNN) chiều 29/8, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn yêu cầu hoàn thiện Kế hoạch kiểm toán theo nguyên tắc bám sát Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030; nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 không vượt quá nhiệm vụ năm 2024 với tinh thần gọn đầu mối, gọn nội dung, gọn phạm vi và yêu cầu quan trọng nhất là an toàn và uy tín.

1(4).jpg
Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn chủ trì cuộc họp Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước cho ý kiến về Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025. Ảnh: Thùy Anh

Dự cuộc họp có các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước: Nguyễn Tuấn Anh, Doãn Anh Thơ, Bùi Quốc Dũng và đại diện Vụ Tổng hợp.

Báo cáo tại cuộc họp, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Vũ Ngọc Tuấn cho biết: mục tiêu tổng quát của việc xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2025 tiếp tục thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030; trong đó, tiếp tục quán triệt phương châm “chất lượng và đạo đức công vụ” của Ngành nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kiểm toán, đặc biệt là chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp, tăng cường hiệu lực kết luận và kiến nghị kiểm toán.

Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025 được xây dựng theo định hướng tổng số nhiệm vụ kiểm toán không nhiều hơn năm 2024 (121 nhiệm vụ kiểm toán), đồng thời đảm bảo: kiểm toán quyết toán ngân sách các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 90% số Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương; kiểm toán chuyên đề, hoạt động, môi trường, công nghệ thông tin đạt tỷ lệ tối thiểu 30% tổng số cuộc kiểm toán năm 2025.

Dự kiến năm 2025, KTNN sẽ thực hiện 05 cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trường, kiểm toán công nghệ thông tin, như: Kiểm toán chuyên đề Việc thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghiệp giai đoạn 2022-2024; Kiểm toán chuyên đề Việc quản lý, sử dụng, sắp xếp lại và xử lý nhà, đất theo Nghị quyết số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP tại các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương và các doanh nghiệp; Kiểm toán chuyên đề Công tác kiểm tra, thanh tra thuế giai đoạn 2022-2024 tại Tổng cục Thuế và các địa phương; Kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Kiểm toán hoạt động Công tác quản lý chất thải y tế các bệnh viện trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2024; Kiểm toán hoạt động Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn các tỉnh, thành phố giai đoạn 2021-2024.

Cho ý kiến tại cuộc họp, các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước nhất trí đối với Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025 và lưu ý các KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực tránh để phát sinh các đầu mối khi xây dựng kế hoạch kiểm toán. Các cuộc kiểm toán của các KTNN khu vực cần tập trung vào những vấn đề đặc thù, nổi cộm của địa phương...

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nhất trí với số lượng các cuộc kiểm toán chuyên đề toàn Ngành được đề xuất.

Trên cơ sở ý kiến tại cuộc họp, Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước làm việc trực tiếp với các đơn vị để tiếp tục rà soát, nghiên cứu và thống nhất kế hoạch kiểm toán của từng đơn vị.

Tổng Kiểm toán yêu cầu các đơn vị hoàn thiện Kế hoạch kiểm toán theo nguyên tắc bám sát Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 và nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 không vượt quá nhiệm vụ năm 2024 với tinh thần gọn đầu mối, gọn nội dung, gọn phạm vi và yêu cầu quan trọng nhất là an toàn và uy tín.

Tổng Kiểm toán yêu cầu các đơn vị xây dựng phương án chọn đầu mối kiểm toán phù hợp; rà soát lại dự kiến kế hoạch kiểm toán của các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực theo nguyên tắc: 1 kiểm toán viên không tham gia kiểm toán quá 2 đoàn/1 năm, một địa bàn không quá 2 đơn vị và một cuộc kiểm toán không lồng ghép quá 2 chuyên đề. Từ đó bố trí nguồn nhân lực, tận dụng tốt nhất nguồn nhân lực hiện có, không giới hạn nhân lực bởi KTNN khu vực hay KTNN chuyên ngành đối với những cuộc kiểm toán chuyên đề./.

Cùng chuyên mục
  • Thụy Điển: Mô hình chăm sóc, điều trị tập trung tại các trung tâm y tế cần được quan tâm hơn
    một tháng trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Kiểm toán nhà nước Thụy Điển (SNAO) mới đây chỉ ra những bất cập trong công tác chăm sóc, điều trị bắt buộc cho các đối tượng trẻ em và thanh-thiếu niên tại các cơ sở y tế trực thuộc Ủy ban Quốc gia về bảo vệ và chăm sóc tập trung (NBIC). SNAO đã đưa ra một số phát hiện kiểm toán và khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động của Ủy ban.
  • Đảm bảo chất lượng, cơ sở pháp lý vững chắc trong báo cáo kiểm toán
    một tháng trước Kiểm toán
    (BKTO) - Báo cáo kiểm toán (BCKT) là văn bản có giá trị pháp lý, có tác động trực tiếp đến các cơ quan Nhà nước, đơn vị được kiểm toán. Với ý nghĩa đó, việc lập BCKT được lãnh đạo KTNN đặc biệt quan tâm và thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành phải chú trọng nâng cao chất lượng lập báo cáo, đặc biệt là phải đảm bảo tính pháp lý, bằng chứng đối với các nội dung ghi nhận trong BCKT.
  • Kiểm toán chỉ rõ bố trí vốn chậm ảnh hưởng đến các dự án thuộc Chương trình mục tiêu tại Quảng Nam
    một tháng trước Kiểm toán
    (BKTO) - Thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu tại tỉnh Quảng Nam, Kiểm toán nhà nước (KTNN) xác định tổng kinh phí thực hiện Chương trình được giao là 810,234 tỷ đồng, kinh phí quyết toán là 735,668 tỷ đồng. Trong đó, riêng đối với 1 dự án được kiểm toán chi tiết, KTNN xác định nguồn vốn đầu tư là 147,341 tỷ đồng, nhưng chi phí đầu tư thực hiện theo số báo cáo là 148,194 tỷ đồng và số kiểm toán ghi nhận là 146,485 tỷ đồng.
  • Tuyển dụng kiểm toán nội bộ: Bắt kịp xu hướng và thay đổi tư duy
    một tháng trước Kiểm toán
    (BKTO) - Trong nhiều năm, kiểm toán nội bộ (KTNB) luôn cạnh tranh với các bộ phận khác để tuyển dụng các kế toán, kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, bối cảnh công nghệ phát triển và rủi ro ngày càng cao đã thúc đẩy KTNB mở rộng nhu cầu tuyển dụng, hướng đến đối tượng là sinh viên mới tốt nghiệp đại học với nền tảng công nghệ và sự tự tin khi giải quyết những vấn đề mới.
  • Niềm tin vào sự khởi sắc của Kiểm toán nhà nước trên chặng đường mới
    một tháng trước Kiểm toán
    (BKTO) - Từng theo sát hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN), ông Bùi Đặng Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021- rất ấn tượng với những cuộc kiểm toán đã tạo được “tiếng vang”. Kết quả kiểm toán với những phát hiện mang tính đột phá thời gian qua là cơ sở tạo dựng niềm tin vào sự khởi sắc của KTNN trên chặng đường mới.
Kế hoạch kiểm toán năm 2025: gọn đầu mối, gọn nội dung, gọn phạm vi