Khai thác khoáng sản phải theo định hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp

(BKTO) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầy này khi chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch), chiều 01/3, tại Hà Nội.

11.jpg
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng phải cân nhắc hoạt động khai thác khoáng sản với bảo vệ môi trường và phát triển các ngành kinh tế xanh khác. Ảnh: Chính phủ

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng đánh giá cao những ý kiến phản biện, đề xuất tâm huyết và nhấn mạnh một số vấn đề cần lưu ý đối với Bộ Công Thương - đơn vị tư vấn lập Quy hoạch.

Cụ thể, Quy hoạch đã tổng hợp, thu thập dữ liệu các quy hoạch đã, đang triển khai để đánh giá quy mô, trữ lượng khoáng sản, nhưng cần tiếp tục bổ sung các số liệu, bảo đảm chính xác, tin cậy.

Quy hoạch cần chú ý hơn nữa tới yêu cầu về công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản để đánh giá kỹ hơn trữ lượng, quy mô khoáng sản, nhất là những tài nguyên, khoáng sản đi kèm.

Để giải quyết bài toán kinh tế và môi trường, Phó Thủ tướng cho rằng phải cân nhắc hoạt động khai thác khoáng sản với bảo vệ môi trường và phát triển các ngành kinh tế xanh khác.

Đối với những mỏ khoáng sản có thể bảo vệ, lưu giữ được, không bị huỷ hoại bởi các hoạt động kinh tế khác thì phải để dành cho thế hệ mai sau. Không khai thác khoáng sản nếu phá vỡ cảnh quan hoặc ở những nơi có thể phát triển các hoạt động kinh tế hiệu quả hơn, thân thiện hơn, xanh hơn, không hy sinh lợi ích người dân.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Hoạt động khai thác khoáng sản phải gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên, cảnh quan, theo định hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp.

Phó Thủ tướng đã gợi mở hướng sử dụng đất, đá thải làm vật liệu san lấp thông thường; nghiên cứu, đánh giá kỹ tầng đất sau khi khai thác các mỏ quặng lộ thiên để có phương án hoàn thổ phù hợp, hiệu quả hơn so với hiện nay.

Phó Thủ tướng đồng tình đối với định hướng trong Quy hoạch liên quan đến thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bôxit, titan, đất hiếm, crômit, niken) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao, như: Điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang.

Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực đầu tư các dự án chế biến sâu sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

“Quy hoạch cũng cần tính đến năng lực cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, công nghệ khai thác, chế biến. Các cơ quan quản lý nhà nước phải rà soát kỹ, trao đổi với địa phương khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác trên địa bàn” - Phó Thủ tướng lưu ý.

Trong tổ chức, thực hiện Quy hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa, dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế, giải quyết bài toán cung-cầu của thị trường, “gắn điều tra với quy hoạch và nhu cầu của thị trường” nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Trao đổi về một số kiến nghị, đề xuất cụ thể của các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu Quy hoạch phải có hướng dẫn, tiêu chí cụ thể triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội mà không ảnh hưởng đến các mỏ khoáng sản dự trữ lâu dài; thực hiện khai thác theo hình thức “cuốn chiếu” để trả lại diện tích thực hiện các hoạt động kinh tế khác.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương cần tiếp thu nghiêm túc, giải trình đầy đủ; xây dựng cơ sở dữ liệu của Quy hoạch, cập nhập thường xuyên, kết nối, chia sẻ với các quy hoạch liên quan trong quá trình triển khai, phục vụ công tác quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ cảnh quan, môi trường…

Tại cuộc họp, đại diện các Bộ ngành, địa phương, chuyên gia, nhà phản biện đề nghị tiếp tục rà soát, cập nhật các văn bản pháp lý, tiêu chuẩn mới nhất, bổ sung định hướng về đánh giá tác động môi trường và cải tạo phục hồi môi trường của các dự án phục hồi thăm dò; quản lý chặt chẽ các biện pháp cải tạo môi trường đối với từng loại hình khoáng sản, công nghệ khai thác áp dụng; xem xét đến các mục tiêu tăng trưởng sản lượng alumin; cân nhắc giữ lại các quy định về công suất tối thiểu của dự án đầu tư chế biến quặng titan…

Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị làm rõ định hướng sử dụng đất, cải tạo môi trường sau khi khai thác quặng bôxit, titan…; ưu tiên nguồn vốn khoa học và công nghệ, nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác và chế biến nhằm tận thu và nâng cao hiệu quả tài nguyên khoáng sản…/.

Cùng chuyên mục
  • Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
    một năm trước Đối nội
    (BKTO) - Bộ Ngoại giao cho biết, nhân dịp đồng chí Võ Văn Thưởng được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo các nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Cuba đã gửi điện và thư chúc mừng.
  • Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Na Uy
    một năm trước Đối ngoại
    (BKTO) - Với vị trí là đối tác thương mại lớn thứ hai của Na Uy tại khu vực Bắc Âu, Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Na Uy, thông qua việc tạo điều kiện và thu hút các doanh nghiệp Na Uy đầu tư vào Việt Nam trên các lĩnh vực của nền kinh tế.
  • Bước ngoặt lịch sử của nền văn hóa cách mạng Việt Nam
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển”, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý cùng khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam; vai trò của văn hóa và những việc cần làm để văn hóa ngày càng phát triển cùng với sự đi lên của kinh tế đất nước.
  • Không gì hơn là tránh các khuyết điểm và đồng thời phải sửa chữa khuyết điểm
    một năm trước Công tác xây dựng Đảng
    Mỗi cán bộ, đảng viên chỉ có bằng những việc làm tốt của mình, không mắc sai phạm, khuyết điểm và biết sửa chữa, khắc phục khuyết điểm để tiến bộ thì mới vững vàng trước mọi sự chống phá của thế lực xấu và mới đủ phẩm chất, năng lực, uy tín hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của người đảng viên cộng sản
  • Quốc hội bầu ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước
    một năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng 02/3, tại Kỳ họp bất thường lần thứ tư, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khai thác khoáng sản phải theo định hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp