Khẩn cấp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả

(BKTO) – Ngày 07/8, Bộ Y tế ban hành Công điện số 1168/CĐ-BYT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.



Thực hiện giãn cách xã hội thực chất, hiệu quả

Công điện nêu rõ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp ngày 07/8, nhằm mục tiêu ngăn chặn, khoanh vùng, cách ly triệt để, dập dịch kịp thời, không để dịch tiếp tục bùng phát, lan rộng để bảo vệ sức khỏe nhân dân, hạn chế thấp nhất số ca mắc, tử vong và giảm thiểu tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo quyết liệt việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo công điện số 1068/CĐ-TTg của Thủ tướng.

Theo đó, về ngăn chặn lây nhiễm, Bộ Y tế yêu cầu, các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg tiếp tục thực hiện nghiêm theo đúng yêu cầu của Chỉ thị trên toàn địa bàn; thực hiện hiệu quả, chắc chắn và thực chất việc giãn cách theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó”.                
   

Các địa phương cần thần tốc xét nghiệm, tầm soát trên diện rộng để kịp thời phát hiện các trường hợp nhiễm Covid-19 - Ảnh: Bộ Y tế

   

Đồng thời, triển khai ngay, trong thời gian nhanh nhất có thể phải thực hiện thần tốc xét nghiệm, tầm soát trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và với người có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời phát hiện và đưa các trường hợp nhiễm Covid-19 (F0) ra khỏi cộng đồng nhanh nhất; đồng thời tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm kịp thời trong thời gian 24h đối với RT-PCR

Các địa phương cũng cần xây dựng kế hoạch lấy mẫu cho các nhà ở/hộ gia đình, khu dân cư trên địa bàn để tránh trùng lặp, bỏ sót, phát hiện sớm các trường hợp mắc Covid-19; áp dụng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh.

Chuẩn bị phương án cao nhất cho điều trị, giảm các trường hợp tử vong

Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương chuẩn bị các phương án cao nhất có thể cho điều trị, bảo đảm đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu và các vật tư, trang thiết bị cần thiết khác trong thời gian sớm nhất. Đặc biệt, cần thiết lập và chuẩn bị sẵn sàng đưa vào sử dụng nhanh nhất các cơ sở thu dung, điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế, theo tiến triển và mức độ lâm sàng của người bệnh.

Đối với các địa phương có số lượng người bệnh và nhu cầu điều trị tăng cao, cần xem xét và chỉ đạo thực hiện các giải pháp:

Đối với trường hợp mắc Covid-19 không có triệu chứng đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế: cho xuất viện vào ngày thứ 7 khi xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc có hoặc tải lượng vi rút thấp (giá trị CT ≥ 30) và tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú.

Đối với ca bệnh phát hiện tại cộng đồng (kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2) không có triệu chứng lâm sàng, nếu có tải lượng vi rút thấp (giá trị CT ≥ 30) thì không cần thiết đưa vào cơ sở y tế mà chỉ theo dõi y tế tại nhà.

Đối với người bệnh đã đủ tiêu chuẩn xuất viện theo quy định của Bộ Y tế và trong thời gian tự theo dõi tại nhà, nơi lưu trú nếu có tái dương tính thì không cần cách ly điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh và không cần thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch. Các trường hợp này cần tiếp tục được theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng thì liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi.

Đối với các địa phương có nhiều người nhiễm, được áp dụng cách ly y tế tại nhà đối với các trường hợp nhiễm. Địa phương chịu trách nhiệm tổ chức các tổ công tác y tế, các tổ tư vấn, tổng đài tư vấn để giúp đỡ, chăm sóc người bệnh và kịp thời chuyển đến cơ sở y tế kịp thời khi có dấu hiệu chuyển nặng.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tổ chức tốt việc quản lý, điều phối các nguồn lực để kịp thời tiếp nhận, điều trị bệnh nhân; chủ động nhân lực y tế, kể cả huy động lực lượng của các ngành và tư nhân; chịu trách nhiệm tổ chức công tác khám, chữa bệnh bảo đảm chăm sóc y tế cho mỗi người dân khi có nhu cầu ở mọi lúc, mọi nơi. Tổ chức khám, điều trị cho người có bệnh lý nền, người cao tuổi tại nhà và được phép phát thuốc điều trị các bệnh mãn tính trong 3 tháng.

Huy động tối đa lực lượng, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng

Về tiêm chủng vắc xin, Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin, tạo thuận lợi và bảo đảm an toàn cho người được tiêm.

Trong đó, tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn; ưu tiên cho các địa bàn, khu vực đang có dịch và tiêm ngay cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền, các nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam và lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế (các nhà đầu tư, DN, khu công nghiệp, nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu, nhóm đảm bảo lưu thông, cung cấp hàng hóa thiết yếu,…). Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định đối tượng được tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn.
                
   

Huy động tối đa lực lượng để đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân - Ảnh: Bộ Y tế

   
Các địa phương cần huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng; chuẩn bị đầy đủ hệ thống kho bảo quản vắc xin; tuyệt đối không để xảy ra lãng phí trong tiêm chủng vắc xin.

Các địa phương bố trí nhân lực tiêm chủng và các bộ phận hỗ trợ làm việc toàn thời gian trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch tiêm chủng; không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, phát huy tối đa năng lực của các điểm tiêm chủng; thực hiện tiêm cuốn chiếu, khu vực nào xong khu vực đó để tạo ra vùng xanh an toàn trong khu vực đang bùng phát dịch.

Tại các khu vực phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm chủng; tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng.
Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Sáng 08/8: Việt Nam ghi nhận 4.941 ca nhiễm Covid-19 mới, gần 9 triệu liều vắc xin đã được tiêm
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bản tin sáng 08/8 của Bộ Y tế cho biết, tính từ 18h30 ngày 07/8 đến 6h ngày 08/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.941 ca nhiễm mới, trong đó 04 ca nhập cảnh và 4.937 ca ghi nhận trong nước; có thêm 234 ca tử vong (3017-3250) tại 13 tỉnh, thành phố được công bố.
  • Đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông diễn ra an toàn, đúng quy chế
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chiều 07/8, các thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2021, đợt 2 đã hoàn thành bài thi cuối cùng. Trong những ngày tới, các Hội đồng thi sẽ triển khai công tác chấm thi theo kế hoạch.
  • Cho phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin Covid-19 Nano Covax
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) – Trên cơ sở cập nhật kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2 đến thời điểm hiện tại, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia (HĐĐĐQG) quyết định tiếp tục cho phép triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin Covid-19 Nano Covax liều 25mcg.
  • Lực lượng Công an đóng góp 1/3 lượng máu hiến của cả nước
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Kinh tế (10/8/1956 – 10/8/2021), hưởng ứng phong trào “Hiến giọt máu đào – Trao sự sống”, ngày 06/8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức Chương trình hiến máu tình nguyện.
  • Nghĩa tình trong mùa dịch
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Với đạo lý “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, UBND phường Dịch Vọng Hậu vận động và phối hợp với các nhà hảo tâm trao hàng trăm suất quà cho các gia đình, cá nhân gặp khó khăn do dịch bệnh với phương châm "không ai bị bỏ lại phía sau".
Khẩn cấp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả