Khẩn trương hoàn thiện Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

(BKTO) - Đây là yêu cầu của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, chiều 30/9, tại Trụ sở Chính phủ.

1(5).jpeg
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: CP

Tại cuộc họp, các đại biểu nghe báo cáo về việc xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực, quốc tế tại Việt Nam; thảo luận về bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước; nhu cầu, tiềm năng, các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Ghi nhận ý kiến tâm huyết của các đại biểu, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng Đề án Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực là vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ nên phải thảo luận kỹ lưỡng để chọn phương án tốt nhất, nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa, triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, trong đó có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Về cách tiếp cận, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đi lên bằng năng lực nội sinh, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nói riêng, với quyết tâm, cơ chế, chính sách, bước đi phù hợp, làm đến đâu chắc đến đó, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Thủ tướng chỉ rõ, mục tiêu của việc xây dựng Trung tâm tài chính là để hình thành thị trường tài chính, phát triển các dịch vụ tài chính và các dịch vụ đi theo để huy động nguồn lực tài chính cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng nói riêng, đất nước nói chung.

Về phạm vi, Thủ tướng lưu ý cần nghiên cứu khoanh lại trong phạm vi nhất định, xác định những thế mạnh của Việt Nam để đề ra các cơ chế, chính sách, phương thức quản lý hiện đại, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao.

Về đối tượng, cần tập trung vào các đối tượng liên quan đến tài chính, ngân hàng và các dịch vụ đi kèm, thị trường vốn.

Về mô hình, Thủ tướng cho rằng cần nghiên cứu, tham khảo các mô hình trung tâm tài chính trên thế giới, tiếp thu các yếu tố tinh túy phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam trong hiện tại và tương lai để đưa ra, xây dựng và phát triển mô hình riêng của Việt Nam.

Thủ tướng cũng yêu cầu Đề án cần xác định rõ các điều kiện về hạ tầng, nguồn nhân lực, tài chính, hệ sinh thái; đề xuất cơ cấu, mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Cùng với đó, đề xuất khung pháp lý, cơ chế chính sách đặc thù, đột phá, kể cả về chính sách visa, lao động, thuế, nhân lực chất lượng cao… để thu hút mọi nguồn lực tài chính, nhất là tài chính cho các ngành mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, ứng phó biến đổi khí hậu…; hình thành thị trường tài chính hoạt động lành mạnh, an toàn, hội nhập, bền vững.

Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo, các bộ, cơ quan liên quan và Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng tiếp thu ý kiến của các đại biểu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương hoàn thiện Đề án xây dựng trung tâm tài chính bảo đảm khả thi, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn để trình các cấp có thẩm quyền xem xét./.

Cùng chuyên mục
  • Giải pháp nào tối ưu hóa quản lý thuế thương mại điện tử?
    một tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) thời gian qua không chỉ tạo cơ hội mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mà còn mang đến những thách thức mới trong công tác quản lý thuế. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng và tối ưu hóa các giải pháp quản lý thuế nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của TMĐT trong tương lai.
  • Thị trường chứng khoán cuối năm 2024: Cơ hội đan xen thách thức
    một tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Chia sẻ với phóng viên Báo Kiểm toán, TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính, ngân hàng - nhận định, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất sẽ tạo cơ hội để thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tăng điểm và xa hơn là nâng hạng. Thế nhưng, sự ổn định và bền vững của thị trường vẫn là câu chuyện đáng lưu tâm…
  • Thêm ưu đãi thuế suất cho cơ quan báo chí
    một tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đề nghị quy định một mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chung cho báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác như đang áp dụng cho báo in với mức thuế suất ưu đãi là 10%.
  • Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
    2 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây được coi là bước tiến quan trọng để gỡ nút thắt, nhằm đáp ứng các tiêu chí của FTSE Russell về nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp.
  • Phải có chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
    2 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải có các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe để ngăn ngừa các hành vi vi phạm; thúc đẩy phân cấp, phân quyền, quy định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành.
Khẩn trương hoàn thiện Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam