Khởi động tăng trưởng kinh tế 2023

Nền kinh tế năm 2023 có mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% và kiểm soát lạm phát dưới 4,5% trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động với nguy cơ suy thoái cục bộ và lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh vào năm 2022.

1-bai-ong-anh.jpg
Tháng 01/2023 là tháng khởi động cho một năm nền kinh tế được dự báo sẽ khó khăn hơn so với năm trước. Ảnh sưu tầm

Nền kinh tế năm 2023 có mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% và kiểm soát lạm phát dưới 4,5% trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động với nguy cơ suy thoái cục bộ và lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh vào năm 2022. Tháng 01/2023 là tháng khởi động cho một năm nền kinh tế được dự báo sẽ khó khăn hơn so với năm trước đồng thời cũng là tháng Tết với kỳ nghỉ dài hơn 1 tuần. Chính vì vậy, để phân tích triển vọng kinh tế cả năm 2023 từ xuất phát điểm tháng 01/2023 thì cần so sánh với tháng 02/2019 để tránh tác động của tính mùa vụ cũng như dịch bệnh suốt 2 năm 2020-2021 cả từ phía cung lẫn phía cầu. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 7,02% là tương đồng hơn hẳn so với tốc độ tăng GDP rất thấp năm 2020-2021 hay ngược lại quá cao năm 2022.

Trước hết, trụ cột tăng trưởng kinh tế là khu vực công nghiệp cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 01/2023 giảm 14,6% so với tháng trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước trong khi chỉ số này tháng 02/2019 cũng giảm 16,8% so với tháng trước song lại tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 02/2019, trong khi ngành khai khoáng giảm 5% thì ngành chế biến, chế tạo tăng 12,8% còn sản xuất và phân phối điện tăng 10,9% và cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2% (các con số tương ứng tháng 01/2023 lần lượt là giảm 4,9%; giảm 9,1%; giảm 3,4% và tăng 3,7%). Rõ ràng, khu vực công nghiệp đã khởi động chậm và sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới mục tiêu tăng trưởng năm 2023 nếu không tập trung tăng tốc vào các tháng tiếp theo.

Đầu tư công được xem là đột phá tăng trưởng cho năm 2023 song vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 01/2023 mới bằng 4% kế hoạch năm và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, thậm chí còn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (bằng 4,4% và tăng 12,4%) song lại tốt hơn hẳn so với tháng 02/2019 (giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2018 và 2 tháng đầu năm 2019 bằng 9,1% kế hoạch năm). Bên cạnh đó, tổng vốn FDI đăng ký tính đến ngày 20/01/2023 giảm tới 19,8% so với cùng kỳ năm trước (con số này 2 tháng đầu năm 2019 tăng tới 57,8% so với cùng kỳ năm 2018). Vốn FDI thực hiện tháng 01/2023 cũng giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước trong khi 2 tháng đầu năm 2019 lại tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018. Tương tự như công nghiệp, vốn đầu tư đang là điểm nghẽn cần tháo gỡ để tăng trưởng không bị chững lại trong năm 2023.

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 01/2023 bằng 11,3% dự toán năm nhưng lại giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, thu nội địa tăng 3,1% và thu từ dầu thô tăng 67,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu giảm tới 30,8%). Tổng chi ngân sách nhà nước tháng 01/2023 bằng 5,5% dự toán năm và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, chi thường xuyên tăng 0,8%; chi đầu tư phát triển giảm 1% và chi trả nợ lãi tăng 2,6%).

Yếu tố đặc biệt quan trọng của tăng trưởng năm 2023 chính là tổng cầu tiêu dùng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2023 tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022, nếu loại trừ yếu tố giá vẫn tăng tới 15,8% (cùng kỳ năm 2022 giảm 4%). Con số tương ứng tháng 02/2019 lại giảm 3% so với tháng trước mặc dù tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2018 và tính chung 2 tháng đầu năm 2019 thì tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,28%. Như vậy, trong khi cả đầu tư lẫn chi ngân sách nhà nước đều tương đối yếu thì cầu tiêu dùng trong nước đã phục hồi ấn tượng và hứa hẹn trở thành động lực tăng trưởng hàng đầu năm 2023. Động lực này càng quan trọng hơn khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 01/2023 giảm 13,6% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2022 còn giảm tới 21,3%. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 02/2019 thậm chí còn giảm 33,9% so với tháng trước và tính chung 2 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2018 song cả năm 2019 vẫn tăng 8,1%. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2023 cũng giảm 21,3% so với tháng trước và giảm tới 28,9% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 02/2019 cũng giảm 27,1% so với tháng trước nhưng so với cùng kỳ năm trước lại tăng 10,4%. Theo đó, động lực tăng trưởng từ xuất khẩu năm 2023 đang đối mặt với nhiều thách thức lớn cần sớm hóa giải./.

Cùng chuyên mục
  • Dự báo và triển vọng kinh tế năm 2023
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Về tổng thể, dự báo năm 2023 là năm kinh tế thế giới có nhiều khó khăn hơn năm 2022, gắn với áp lực lạm phát, nợ công, nợ xấu cao, trong khi suy giảm tổng cầu tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự tiếp tục đứt gãy nhiều chuỗi kinh tế và thị trường thương mại truyền thống ở châu Âu; đặc biệt, thị trường năng lượng vẫn diễn biến bất thường và vòng xoáy của khủng hoảng nợ, thu hẹp sản xuất, tăng sa thải lao động, gia tăng các vụ vỡ nợ doanh nghiệp… sẽ tạo nhiều tình huống khó lường cho nhiều
  • Chính sách tiền tệ và “sứ mệnh” thực hiện đa mục tiêu
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Trao đổi với phóng viên Báo Kiểm toán, TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia - cho rằng: Bức tranh tiền tệ năm 2022 có cả những điểm tích cực và đôi điều còn trăn trở. Năm mới 2023, đâu đó sẽ vẫn còn những cơn gió ngược của năm cũ gây áp lực cho điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), nhất là việc đảm bảo thực hiện đa mục tiêu.
  • Tự tin vượt thách thức năm 2023
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Năm 2023 là năm kinh tế thế giới có nhiều khó khăn hơn năm 2022 gắn với áp lực lạm phát, nợ công, nợ xấu cao, trong khi suy giảm tổng cầu tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự đứt gãy các chuỗi kinh tế và thị trường thương mại truyền thống ở châu Âu; đặc biệt, thị trường năng lượng vẫn diễn biến bất thường và tạo nhiều tình huống khó lường cho tất cả các nước, kể cả xuất và nhập khẩu.
  • Phục dựng niềm tin kinh tế
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Nền kinh tế năm 2022 khởi động với tăng trưởng quý I chỉ tăng 5,05% nhưng sang quý II đã tăng 7,83% và quý III tăng vọt tới 13,71%, khiến cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2022 thiết lập mức 8,02% - mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 - vượt xa so với mục tiêu kế hoạch chỉ tăng trưởng 6-6,5%. Tốc độ tăng trưởng GDP cao hàng đầu thế giới đó càng đặc biệt hơn trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế, lạm phát cao, khủng hoảng năng lượng.
  • Hành trang và động lực kinh tế năm 2023
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Kinh tế Việt Nam bước vào năm 2023 tràn trề năng lượng gắn với đà phục hồi ấn tượng của năm 2022, năm đầu tiên trong giai đoạn 3 năm dịch Covid-19 (2020-2022), cả nước đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kinh tế kế hoạch; tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong hơn 20 năm qua, thuộc top đầu trong các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần đưa GDP của Việt Nam dự kiến vươn lên thứ 3 về quy mô trong khu vực Đông Nam Á và thứ 33 thế giới năm 2022.
Khởi động tăng trưởng kinh tế 2023