Không để xảy ra rủi ro, lợi dụng Bitcoin hay tiền ảo để rửa tiền, gian lận trốn thuế

(BKTO) - Đây là khẳng định của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khi trả lời tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022.



                
   

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú trả lời tại Họp báo. Ảnh: VGP

   

Theo đó, trước câu hỏi của các nhà báo về việc có đưa tiền ảo Bitcoin vào nội dung Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) để điều chỉnh, ngăn chặn hành vi rửa tiền hay không, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN đang nghiên cứu rất kỹ, rất toàn diện vấn đề này để chuẩn bị cho việc hoàn thiện Dự thảo Luật trình Quốc hội trong Kỳ họp sắp tới.

“Trước hết, tôi xin nhắc lại, câu chuyện tiền ảo, tiền Bitcoin, các loại giống như tiền ảo không phải là tiền pháp quy, tiền điện tử và càng không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp trên đất nước Việt Nam” - ông Tú khẳng định.

Để nhận diện những hệ lụy, những rủi ro với tổ chức, cá nhân tham gia chơi, kinh doanh tiền ảo, tiền Bitcoin, ngay từ tháng 02/2014, trên cơ sở nghiên cứu quy định của các nước về tiền ảo, tiền Bitcoin, NHNN đã thông báo rộng rãi cho mọi đối tượng quan tâm đến lĩnh vực này.

Từ tháng 4/2014, NHNN cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị số 10 và tiếp theo là Chỉ thị số 02 để chỉ đạo các ngân hàng thực hiện các giao dịch đảm bảo không xảy ra những rủi ro, lợi dụng Bitcoin hay tiền ảo tương tự trong các hoạt động giao dịch.

Hai chỉ thị này đã đặt ra yêu cầu một cách cụ thể là các tổ chức tín dụng hay tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch, nhiệm vụ liên quan đến tiền ảo cho khách hàng do có thể phát sinh những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc gian lận trốn thuế. Đồng thời, tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch, hoạt động đáng ngờ có liên quan đến tiền ảo cũng như rà soát các tổ chức, cá nhân có giao dịch, mua bán, trao đổi tiền ảo để có các biện pháp xử lý, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và quản lý ngoại hối.

Gần đây, NHNN đang tiến hành dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) trên cơ sở khuyến nghị của các tổ chức phòng, chống rửa tiền thế giới là các quốc gia đều phải quan tâm đến những tài sản, sản phẩm công nghệ trong lĩnh vực tài chính để đảm bảo quản lý phải chặt chẽ, không để lợi dụng trong vấn đề rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố cũng như các hoạt động phi pháp khác.

Trong việc sửa Luật, vừa qua, NHNN đã nghiên cứu, dự thảo quy định điều khoản mang tính chất khung của Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Trên cơ sở quy định khung này, NHNN sẽ quy định cụ thể những sản phẩm tài chính hiện nay cũng như sử dụng công nghệ như Bitcoin, tiền ảo; kể cả những xu hướng thế giới hoặc xu hướng phát triển công nghệ có thể sinh ra các sản phẩm khác nữa thì cũng sẽ được xử lý một cách linh hoạt sau khi Luật này được ban hành.

“Chính phủ sẽ có những văn bản dưới luật như nghị định, các quy định về hành vi để đảm bảo ngăn chặn, phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận trốn thuế hoặc thậm chí sử dụng tài sản này để biếu tặng có tính chất tham nhũng, hối lộ” - Phó Thống đốc Thường trực NHNN nhấn mạnh./.
HỒNG NHUNG

Cùng chuyên mục
  • Sẽ có độ trễ khi giảm giá cước vận tải
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Xuân Sang cho biết, khi giá xăng dầu tăng thì giá vận tải tăng, nhưng thường khi giá xăng dầu giảm, sẽ có độ trễ nhất định để giá cước vận tải giảm. Bộ đã có một loạt chỉ đạo các đơn vị khẩn trương rà soát để kê khai giảm giá.
  • Thương mại của Việt Nam với Mỹ và EU
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Lạm phát ở Mỹ đã lên tới 9,1% vào tháng 6/2022 - mức cao nhất trong vòng 40 năm qua, còn lạm phát ở khu vực EU cũng lên tới trên 8%; song tỷ giá hối đoái lại biến động trái chiều khi USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền trên thế giới còn EURO lại mất giá mạnh nhất kể từ khi đồng tiền này ra đời.
  • Giải quyết vướng mắc, bất cập, nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội vừa làm việc với một số địa phương về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”. Kết quả giám sát bước đầu ghi nhận những kết quả tích cực trong thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) song cũng chỉ ra không ít bất cập, hạn chế làm lãng phí nguồn lực công…
  • 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp điều hành kinh tế - xã hội thời gian tới
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nhấn mạnh tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022, diễn ra chiều tối nay (03/8), tại Hà Nội.
  • Thu thập bằng chứng trong kiểm toán tổng hợp chi thường xuyên ngân sách địa phương
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) – Ngày 03/8, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã nghiệm thu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Vận dụng phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tổng hợp chi thường xuyên ngân sách địa phương”.
Không để xảy ra rủi ro, lợi dụng Bitcoin hay tiền ảo để rửa tiền, gian lận trốn thuế