Kiểm toán đất đai giúp gì cho nghị trường?

(BKTO) - Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội đang diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Một trong những nội dung trọng tâm của Kỳ họp là việc thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một công việc hết sức hệ trọng và vô cùng khó khăn. Vấn đề không chỉ nằm ở sự phức tạp của Luật Đất đai, mà còn nằm ở sự hạn chế về chứng cứ liên quan đến các vấn đề và các giải pháp lập pháp đang được đề ra.

310520230939-fc.jpg
Một trong những nội dung trọng tâm của Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV là việc thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: ST

Trong bối cảnh như vậy, các báo cáo kiểm toán về đất đai có thể là một sự trợ giúp rất có ý nghĩa cho nghị trường. 

Các báo cáo này cung cấp nguồn thông tin toàn diện, khách quan về tình trạng quản lý và sử dụng đất đai trên thực tế, những vấn đề đang được đặt ra liên quan đến Luật Đất đai. Dưới đây là cách thức mà các báo cáo kiểm toán có thể giúp ích cho việc thảo luận về Luật Đất đai (sửa đổi) tại nghị trường.

Trước hết, các báo cáo kiểm toán cung cấp số liệu và thông tin. Hoạt động kiểm toán thu thập và phân tích các số liệu liên quan đến việc quy hoạch, việc sử dụng, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, việc xác định giá đất và các tranh chấp về đất đai… Các số liệu này có thể cung cấp cho các vị đại biểu Quốc hội sự hiểu biết chính xác, có chứng cứ về tình trạng thực tế của đất đai. Chúng cũng giúp các vị đại biểu đánh giá tính hiệu quả, cũng như những thiếu sót của Luật Đất đai hiện hành, đồng thời xác định những lĩnh vực cần phải quan tâm sửa đổi, bổ sung.

Thứ hai, các báo cáo kiểm toán giúp nhận biết những thách thức và những lỗ hổng của pháp luật. Đó có thể là tình trạng đất đai bị bỏ hoang, bị lãng phí, tình trạng lấn chiếm đất công, tình trạng quản lý đất đai yếu kém, các giao dịch đất đai khó khăn, ách tắc, sự chồng chéo, xung đột giữa Luật Đất đai với các đạo luật khác. Bằng cách chỉ ra những thách thức này, các báo cáo kiểm toán có thể giúp định hướng cuộc thảo luận của Quốc hội vào những vấn đề hệ trọng mà việc sửa đổi Luật Đất đai hướng tới...

Thứ ba, các báo cáo kiểm toán giúp định hướng phản ứng chính sách. Các phát hiện và kiến nghị của Kiểm toán có thể được lấy làm cơ sở để hình thành chính sách. Các báo cáo kiểm toán cũng có thể chỉ ra các lỗ hổng pháp luật và kiến nghị việc bổ sung các điều khoản mới cho dự luật sửa đổi.

Thứ tư, các báo cáo kiểm toán tập hợp được ý kiến của nhiều bên liên quan. Hoạt động kiểm toán thường có sự trao đổi ý kiến với nhiều bên liên quan bao gồm: Các cơ quan quản lý, các cộng đồng dân cư, các chủ thể có quyền sử dụng đất, các chuyên gia… Quá trình này thúc đẩy đối thoại và thúc đẩy sự đồng thuận giữa các đối tác. Các vị đại biểu Quốc hội sẽ được lợi từ cách nhìn đa chiều được phản ánh trong các báo cáo kiểm toán, nhờ đó việc thảo luật về Luật Đất đai (sửa đổi) tại nghị trường cũng toàn diện và cân bằng hơn.

Thứ năm, các báo kiểm toán giúp thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc quản lý đất đai. Bằng việc xem xét, đánh giá thực tiễn của hoạt động quản lý đất đai, các giao dịch đất đai, các quy trình ban hành quyết định liên quan đến đất đai, Kiểm toán phát hiện những sự bất thường, những hành vi tham nhũng và tiêu cực. Những phát hiện của Kiểm toán có thể hỗ trợ và thúc đẩy việc ban hành các giải pháp để tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) mà các vị đại biểu Quốc hội đang thảo luận.

Hiện nay, Kiếm toán nhà nước đã tiến hành kiểm toán việc quản lý đất đai của một loạt các địa phương như: Lào Cai, Bắc Ninh, Cà Mau, Hà Nam… Những số liệu và chứng cứ, cũng như như kiến nghị của Kiểm toán liên quan đến Luật Đất đai là nguồn thông tin vô cùng hữu ích cho các vị đại biểu Quốc hội khi thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Vấn đề là cần phải cung cấp kịp thời các báo cáo kiểm toán có liên quan cho các vị đại biểu Quốc hội. Một báo cáo tổng hợp về tất cả các phát hiện, các chứng cứ, cũng như các kiến nghị của Kiểm toán cũng rất quan trọng ở đây./.

Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán nhà nước - Thiết chế hữu hiệu để chống tham nhũng
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã chính thức trở thành một thiết chế hiến định. Địa vị pháp lý của KTNN được nâng cao phản ánh tầm quan trọng của thiết chế này đối với nền quản trị quốc gia nói chung và đặc biệt đối với cuộc chiến phòng, chống tham nhũng nói riêng.
  • Linh hoạt lãi suất điều hành
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Lạm phát nước ta từ đầu năm 2023 đến nay chỉ tăng 0,39% và lần đầu tiên CPI tháng 4 âm 0,34%. GDP của Việt Nam quý I/2023 chỉ tăng 3,32%, là mức thấp thứ hai trong giai đoạn 2011-2023. Những thông số này cho thấy tăng trưởng nước ta bắt đầu chậm lại. Lạm phát thấp nhưng lãi suất cao, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vậy, đây đã đến thời điểm tốt để thực hiện chính sách tiền tệ “mềm mỏng” hơn thay vì “chặt chẽ” để doanh nghiệp và nền kinh tế bớt khó.
  • Hài hòa mục tiêu trong quản lý nợ công
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Nợ công là chỉ tiêu tài chính vĩ mô quan trọng, thước đo đánh giá sức khoẻ và sự lành mạnh tài chính quốc gia; đồng thời, phản ánh kết quả kinh doanh, năng lực phản ứng thị trường của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý kinh tế - tài chính nhà nước.
  • Thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó năm 2023
    một năm trước Góc nhìn
    Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, đặc biệt, trước tình trạng cộng đồng doanh nghiệp nhiều lĩnh vực quan trọng như: May mặc, da giầy, chế biến gỗ và công nghiệp chế tạo đối diện với tình trạng giảm sút đơn hàng, thu hẹp sản xuất và thị phần, trong khi chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao..., Quốc hội và Chính phủ đã chủ động, kịp thời ban hành nhiều chính sách và biện pháp liên quan Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm hỗ trợ tích cực ch
  • Thước đo hiệu quả phòng, chống tham nhũng
    một năm trước Góc nhìn
    Liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng năm 2022, theo Thanh tra Chính phủ, tổng số phải thi hành là 3.973 việc, tương ứng với 89.609,972 tỷ đồng; trong đó, số có điều kiện thi hành là 2.739 việc, tương ứng với 43.593,296 tỷ đồng; đã thi hành xong 1.895 việc, tương ứng với 15.989,592 tỷ đồng (tăng hơn 11.895 tỷ đồng, tương đương tăng 290,51% về tiền so với năm 2021).
Kiểm toán đất đai giúp gì cho nghị trường?