Kiểm toán để đánh giá hiệu quả của các sự kiện thể thao lớn

(BKTO) - Nhiều chương trình, sự kiện thể thao được Việt Nam đầu tư lớn,tổ chức mang tầm cỡ khu vực, nhưng hiệu quả đến đâu, nguồn kinh phí được sử dụngra sao đến giờ vẫn là những ẩn số. Kiểm toán để xác định tính hiệu quả của cácsự kiện thể thao lớn, theo các chuyên gia là yêu cầu bức thiết lúc này.



Gánh nặng chi phí hậu đại hội

Bội thu huy chương (52 vàng, 44 bạc và 43 đồng) tạiĐại hộithể thao bãi biểnchâu Á lần thứ 5 năm 2016 (ABG5) do Việt Nam đăng cai tổ chức, thế nhưng ngành Thể thao nước nhà lại đang đau đầu vì việc tìm kiếm nguồn trả thưởng cho số lượng lớn vận động viên đoạt huy chương. Trong khi đó, người hâm mộ cho rằng, việc quá chú trọng đầu tư vào một giải đấu không được nhiều nước ghi nhận đã phản ánh căn bệnh thành tích của ngành Thể thao nước nhà.

Ngành Thể thao đang chật vật xoay xở nguồn trao thưởng cho các vận động viên dành huy chương tại ABG5 Ảnh: TK
Với hơn 300 tỷ đồng tiền ngân sách được đầu tư, cùng với nguồn kinh phí xã hội hóa, ABG5 được cho giải đấu tầm châu lục, tiết kiệm và mang lại kết quả cao, xét về mặt thành tích. Tuy nhiên, để giành vị trí nhất toàn đoàn với số lượng huy chương áp đảo, thể thao Việt Nam với tư cách chủ nhà, đã đưa hàng loạt môn thi đấu thế mạnh ra bãi biển để tranh tài. Do đó, thành tích của đoàn thể thao Việt Nam tại ABG5 không gây được nhiều tiếng vang, không phản ánh chính xác vị thế của thể thao Việt Nam. Thế nhưng, với việc giành số lượng lớn huy chương, ngành Thể thao phải chật vật xoay xở nguồn trao thưởng. Mức thưởng, dĩ nhiên có tiêu chuẩn chung và ở mức tương đương với thành tích cấp châu lục. Trong khi đó, mảng tiếp thị tài trợ, vốn là khâu trọng yếu của một sự kiện quốc tế, chỉ đạt được kết quả rất khiêm tốn. Ngoài khoản tài trợ 25 tỷ đồng, kết quả Ban tổ chức thu được đều là… hiện vật. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới thực trạng này một phần là do sự khó khăn của các DN, còn chủ yếu là do sự chậm trễ cùng cách làm theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” của Ban Tổ chức.

Trước đó, nhiều sự kiện thể thao lớn do Việt Nam đăng cai, được đầu tư kinh phí lớn nhưng cũng không gây được tiếng vang. Điển hình như Ðạihội thể thao trong nhà châu Álần thứ 3được tổ chức năm 2009. Sau khi Việt Nam đăng cai, Đại hội không được nước nào nhận tổ chức vì kém hiệu quả và chi ngân sách lớn. Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc tổ chức các sự kiện thể thao, một số công trình lớn đã được xây dựng nhưng hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí sau đầu tư. Đáng chú ý như công trình sân vận động tỉnh Ninh Bình được đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây mới để phục vụ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (Sea Games 22) hiện đang trong tình trạng bỏ hoang…

Cần phát huy vai trò của kiểm toán trong các giải đấu

Theo ông Nguyễn Hồng Minh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao (Tổng cục Thể dục thể thao) - ABG5 được tổ chức với mục tiêu là hướng đến giải trí và quảng bá du lịch. Giải đấu này không phải là thể thao thành tích cao, do đó, thứ hạng nhất toàn đoàn của chúng ta không có nhiều ý nghĩa. “Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, ngành Thể thao cần xác định có trọng tâm, trọng điểm tổ chức các giải đấu cho phù hợp, hiệu quả hơn” - ông Minh lưu ý.

PGS.TS Nguyễn Đình Hựu - nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ (nay là trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán) của KTNN - cho rằng, ABG5 đã góp phần quảng bá hình ảnh Đà Nẵng cũng như đất nước, con người Việt Nam. Những kết quả đó là không thể đo lường được. Tuy nhiên, sự hình thành nguồn vốn tài trợ cũng như quá trình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cần được kiểm toán để công bố rộng rãi, đồng thời rút kinh nghiệm thực hiện cho các sự kiện sau. “Cuộc kiểm toán có thể thực hiện theo hình thức chuyên đề về kiểm toán các nguồn và tình hình sử dụng kinh phí dành cho ABG5” - PGS.TS Nguyễn Đình Hựu góp ý.

Đồng quan điểm, PGS.TS Phạm Văn Đăng (Học viện Tài chính) cũng cho rằng, nếu được kiểm toán để minh bạch hóa việc sử dụng nguồn kinh phí và đánh giá hiệu quả tổ chức sẽ tạo ra hiệu ứng tốt cho dư luận, thay vì không công bố hoặc chậm công bố như hiện nay.

Hiện, ngành Thể thao đang tích cực chuẩn bị cho Sea Games 31 diễn ra vào năm 2021. Câu chuyện đầu tư cho Sea Games tiếp tục làm nóng dư luận. Trên tinh thần tiết kiệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, nhấn mạnh về vấn đề không đầu tư xây dựng mới từ nguồn NSNN, chủ yếu tận dụng cơ sở vật chất sẵn có và nâng cấp, sửa chữa. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành Thể thao đã quyết định “di dời” việc đăng cai từ TP. HCM về TP. Hà Nội - nơi đã có sẵn các cơ sở nằm trong Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình nhằm giảm việc phải tiêu tốn kinh phí cho xây mới cơ sở hạ tầng. Chính phủ cũng lưu ý, cần tăng cường tối đa nguồn xã hội hóa để lấy nguồn kinh phí tổ chức Sea Games 31, thay vì đổ gánh nặng lên ngân sách.

Dự kiến, hàng nghìn tỷ đồng sẽ được đầu tư cho Sea Games 31. Hiệu quả của sự kiện này đến đâu, chưa ai có thể biết trước. Tuy nhiên, ngành Thể thao cần phải nghiêm túc xem xét, đánh giá khâu chuẩn bị, sử dụng nguồn lực đầu tư của các sự kiện đã tổ chức, xác định đúng tính chất các giải đấu nói chung, không để xảy ra tình trạng lãng phí cơ sở vật chất sau khi các sự kiện trôi qua, cũng như lãng phí vì tổ chức các giải thi đấu chưa thực sự cần thiết.
NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp trong giáo dục đại học
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đó là ý kiến củaGiáo sư Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng ViệtNam khi trao đổi với Báo Kiểm toán về kết quả thực hiện tự chủ đại học (ĐH) sau30 năm đất nước đổi mới (từ 1986 đến nay).
  • Quản lý bất cập, ô nhiễm môi trường gia tăng
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc giagiai đoạn 2011-2015 do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa công bố đãphác họa bức tranh tổng thể môi trường Việt Nam với mối hiểm họa ô nhiễm đến từmọi hướng: Đất, nước, không khí, rác thải, biến đổi khí hậu và thiên tai.
  • Bất cập trong đào tạo nhân lực y tế
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhân lực thiếu về số lượng, yếu về trình độ vẫn là bài toán đau đầu củangành Y tế nhiều năm qua. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi nhu cầu chămsóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, dân số tăng và già hóa, sự thay đổi môhình bệnh tật chính là những thách thức lớn đặt ra, đòi hỏi phải có những đổi mớitrong công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế.
  • Đề án dạy và học ngoại ngữ: Tiêu tốn nghìn tỷ vẫn… kém hiệu quả
    8 năm trước Xã hội
    Đề án Dạy và họcngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (Đề án Dạy và họcngoại ngữ) đã đi được quá nửa chặng đường, với mức kinh phí tiêu tốn đến hàngnghìn tỷ đồng, nhưng kết quả mang lại không đạt mục tiêu đề ra.
  • Thu hút du khách quốc tế: Cần “sức bật” trong xúc tiến, quảng bá
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Du khách quốc tế là nhóm đối tượngcó mức chi tiêu lớn, có tác động quan trọng tới doanh thu của ngành Du lịch, thếnhưng, việc thu hút khách ngoại đến với Việt Nam thời gian qua vẫn chưa có nhiềucải thiện. Điều này xuất phát từ chính những yếu kém của công tác xúc tiến, quảngbá hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt ra thị trường quốc tế.
Kiểm toán để đánh giá hiệu quả của các sự kiện thể thao lớn