Thu hút du khách quốc tế: Cần “sức bật” trong xúc tiến, quảng bá

(BKTO) - Du khách quốc tế là nhóm đối tượngcó mức chi tiêu lớn, có tác động quan trọng tới doanh thu của ngành Du lịch, thếnhưng, việc thu hút khách ngoại đến với Việt Nam thời gian qua vẫn chưa có nhiềucải thiện. Điều này xuất phát từ chính những yếu kém của công tác xúc tiến, quảngbá hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt ra thị trường quốc tế.



Du khách quốc tế, đích đến của thị trường du lịch

Dù chỉ chiếm số lượng nhỏ trong cơ cấu khách du lịch, song nhóm khách du lịch quốc tế có đóng góp quan trọng vào tổng thu của ngành Du lịch hằng năm. Cụ thể, theo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 trong ấn phẩm “Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015” do Tổng cục Thống kê thực hiện, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 5 năm 2011-2015 đạt 36,4 triệu lượt, tăng 74,3% so với giai đoạn 2006-2010. Trong khi chi tiêu bình quân hằng ngày của khách du lịch trong nước đạt 977,7 nghìn đồng năm 2011 thì mức chi tiêu này là 105,7 USD ở du khách nước ngoài. Theo nhận định của Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) trực thuộc tập đoàn The Economist (Anh), doanh thu của ngành Du lịch sẽ tăng mạnh nếu du khách quốc tế quay lại Việt Nam nhiều lần và chi tiêu nhiều hơn. Còn Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) dự báo, chi tiêu của khách nước ngoài tới Việt Nam sẽ tăng 2,2% trong năm 2016 và tăng 6,8% mỗi năm trong 10 năm tới, đạt hơn 422 nghìn tỷ đồng. Cũng theo đánh giá của các tổ chức này, Việt Nam đang triển khai những giải pháp mạnh mẽ nhất từ trước tới nay nhằm thúc đẩy ngành Du lịch phát triển, trở thành trụ cột ngày càng quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức.


Để thu hút khách du lịch quốc tế, ngành Du lịch cần đổi mới cách quảng bá du lịch còn quá cũ kỹ như hiện nayẢnh: TS

Trước mắt, những giải pháp tổng thể được ngành Du lịch triển khai trong thời gian qua đang phát huy tác dụng nhất định. Sau 13 tháng giảm liên tiếp (từ tháng 6/2014 đến 6/2015), lượng khách quốc tế đang tăng trở lại. Tính chung, 8 tháng năm 2016, tổng lượng khách quốc tế ước đạt 6,5 triệu lượt, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2015. Đáng chú ý, các thị trường khách trọng điểm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan tiếp tục tăng trưởng tốt. Thị trường châu Âu sau khi được miễn thị thực, tiếp tục có mức tăng cao (15,5%).

Loay hoay tìm giải pháp xúc tiến du lịch

Để thu hút khách du lịch quốc tế, ngoài yếu tố nội tại của ngành Du lịch, việc xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch Việt đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, như thừa nhận Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, công tác xúc tiến du lịch của Việt Nam còn thiếu tính chuyên nghiệp và kém hấp dẫn hơn so với nhiều nước trong khu vực như: Thái Lan, Singapore. Nguyên nhân có nhiều, nhưng tựu trung lại là sự thiếu thốn về ngân sách và những bất cập trong quản lý. Mỗi năm, ngành Du lịch được cấp khoảng 30 - 40 tỷ đồng để xúc tiến du lịch, từ nguồn đó tiếp tục chia nhỏ ra rất nhiều đầu việc. Trong khi các nước láng giềng chi rất mạnh tay cho hoạt động này, có khi tới hơn trăm triệu USD trong một năm (như Malaysia là 130 triệu USD/năm, Singapore là 100 triệu USD/năm). Ông Tuấn cũng cho rằng, nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là Chính phủ phải ghi nhận những đóng góp của ngành Du lịch cho kinh tế - xã hội của đất nước để qua đó có sự đầu tư ngân sách phù hợp cho hoạt động quảng bá du lịch quốc tế.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, vấn đề ở đây không hoàn toàn vì thiếu kinh phí. Ông Bình chia sẻ, bao nhiêu năm tham gia các hội chợ du lịch quốc tế cho thấy, cách quảng bá của du lịch Việt Nam quá cũ kỹ. Trong khi rất nhiều nước đã có sự thay đổi bằng những hình ảnh mới về điểm đến, sử dụng các sản phẩm trình chiếu đa phương tiện thì gian hàng của nước mình vẫn loanh quanh những hình ảnh biểu trưng cho mái đình, mái chùa và khá đơn điệu. Thậm chí, nhiều năm liền ngành Du lịch tổ chức xúc tiến tại một nước, nhưng nhiều người dân tại đây vẫn không biết đến Việt Nam.

Chuyên gia du lịch lữ hành Nguyễn Hữu Bắc hiến kế: Để việc tham gia các hội chợ du lịch quốc tế ở nước ngoài đạt hiệu quả cao, cần nhanh chóng đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam qua các kênh truyền hình, báo chí có ảnh hưởng mạnh tầm đa quốc gia ở các thị trường du lịch tiềm năng. Trường hợp hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) là một ví dụ điển hình. Chỉ gói gọn trong vòng 6 phút, song phóng sự về hang Sơn Đoòng khi được chiếu ở nước ngoài có ý nghĩa và tác dụng vô cùng to lớn đối với việc quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam. Đây chính là giải pháp có thể nhanh chóng làm đầy những “lỗ hổng”, giảm bớt sự “nghèo nàn” của các loại hình thông tin truyền thống; đồng thời đưa thông tin đến với công chúng nhanh nhất, dễ dàng nhất có thể.
NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán nội bộ ngân hàng  trước yêu cầu và thách thức mới
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tăng cường trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm toán nội bộ(KTNB) tại các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ góp phần vào sự phát triển minh bạch,hiệu quả và bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam. Giải pháp này từng được PGS.TSĐặng Ngọc Đức - Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính (Đại học Kinh tế quốcdân) đưa ra tại Hội thảo: “Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển bền vững hệthống ngân hàng Việt Nam”mới đây.
  • Đổi mới thi cử không phải là cuộc “thử nghiệm”!
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO( - Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp Trung học phổthông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2017 (phương án thi2017). Kỳ vọng phương án mới sẽ khắc phục được những nhược điểm của kỳ thi năm2016, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục,Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng lưu ý, việc đổi mới lộtrình thi cần được nghiên cứu thận trọng, không nên mỗi năm lại thay đổi theokiểu “thử nghiệm” như hiện nay.
  • Đảm bảo nguyên tắc độc lập của kiểm toán nội bộ
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Tài chính đang Dự thảo Nghị địnhvề kiểm toán nội bộ (KTNB) nhằm đề xuất quy định về tổ chức, hoạt động KTNBtrong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các DN. Đảm bảo nguyêntắc độc lập của KTNB là một trong những nội dung mà các đại biểu tập trung gópý tại buổi họp Hội đồng thẩm định Dự thảo Nghị định do Bộ Tư pháp tổ chức mới đây.
  • Xử lý vi phạm quảng cáo ngoài trời: Lấp “lổ hổng” quy hoạch
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tình trạng vi phạm quảng cáongoài trời (gọi chung là quảng cáo) tại các thành phố đang gây ảnh hưởng nghiêmtrọng tới trật tự, an toàn giao thông và văn minh đô thị. Một trong những nguyênnhân khiến cho các vi phạm này ngày càng gia tăng, theo các chuyên gia, là do việcquy hoạch quảng cáo chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, dù Luật Quảng cáo đãcó hiệu lực thi hành từ nhiều năm nay.
  • Thỏa thuận Paris: Giải quyết biến đổi khí hậu một cách bài bản
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) đượcxác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, khiViệt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các hiện tượngcực đoan của thiên nhiên. Nhiều ý kiến cho rằng, việc Việt Nam thực hiện tốtThỏa thuận Paris sẽ góp phần giải quyết vấn đề này một cách căn cơ, bài bảntrong nhiều thập kỷ tiếp theo.
Thu hút du khách quốc tế: Cần “sức bật” trong xúc tiến, quảng bá