Kiên Giang: Giám sát việc thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

(BKTO) - Đợt giám sát nhằm đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân, kịp thời đề xuất phương án xử lý nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án; nâng cao hiệu quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội…

kim-be.jpg
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang phát biểu tại buổi làm việc với Sở Tài chính. Ảnh: angiang.gov.vn

Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang vừa có buổi giám sát đối với Sở Tài chính về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Tài chính, năm 2023, tỉnh được bố trí 5 dự án với kinh phí 562 tỷ đồng. Tất cả đều thuộc danh mục, dự án có thể triển khai theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. Tuy nhiên, do mới được bố trí vốn nên thực hiện theo quy trình về thủ tục đấu thầu lập dự án, đấu thầu thiết kế, dự toán… mất nhiều thời gian.

“Tiến độ giải ngân 5 dự án chỉ được 233,2 tỷ đồng, đạt 41,5%, trong đó dự án nâng cấp, cải tạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh giải ngân thấp nhất chỉ 3,3%, với kế hoạch vốn phân bổ 100 tỷ đồng” - Phó Giám đốc Sở Tài chính Đoàn Văn Đức cho biết.

Trong công tác an sinh xã hội, lao động, việc làm, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Kiên Giang cho vay thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí 19,5 tỷ đồng. Đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Kiên Giang đã giải ngân đúng theo số tiền ủy thác.

Sở cũng tham mưu UBND tỉnh bổ sung 15,2 tỷ đồng cho các huyện, thành phố, trong đó hỗ trợ 9.077 người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp 13,17 tỷ đồng, hỗ trợ 1.308 người lao động quay trở lại thị trường lao động hơn 2 tỷ đồng.

Sở Tài chính An Giang kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chính sách hỗ trợ các ngành sản xuất sử dụng nhiều người lao động như chế biến thủy sản, vận tải hàng hóa, hành khách, du lịch, ăn uống…

Đối với 5 dự án thuộc chương trình năm 2023 do mới được bố trí vốn nên thủ tục đầu tư chậm, kiến nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện nguồn vốn này đến hết năm 2025.

Theo kế hoạch, từ ngày 20 đến 27/12/2023, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang sẽ khảo sát, giám sát trực tiếp tại một số đơn vị như: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh. Đồng thời, tiến hành giám sát qua văn bản một số sở, ban, ngành tỉnh và địa phương.

Nội dung giám sát tập trung việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, chính sách quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15, nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 (từ khi nghị quyết ban hành đến hết ngày 31/12/2023) trên địa bàn tỉnh.

Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh nhấn mạnh, đợt giám sát nhằm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm cơ quan, tổ chức có liên quan.

Từ đó, kịp thời đề xuất phương án xử lý nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án; nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, cơ chế, chính sách, giải pháp đặc thù triển khai dự án quan trọng quốc gia, hoàn thành tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Cùng chuyên mục
Kiên Giang: Giám sát việc thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội