Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hà Nội tăng cao so với cùng kỳ

(BKTO) - 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội ước đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.

screenshot-2024-09-20-212034(2).png
Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hà Nội tăng cao so với cùng kỳ 2023

Theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, 8 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 7,3 tỷ USD, tăng 17,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,9%.

Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ như: Nhóm hàng máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 1,8 tỷ USD, tăng 17,1%; nhóm hàng máy móc thiết bị phụ tùng đạt 1,5 tỷ USD, tăng 10,4%; hàng dệt may đạt 1,5 tỷ USD, tăng 2,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 18,9%; xăng dầu đạt 1 tỷ USD, tăng 17,3%; nhóm hàng nông sản đạt 982 triệu USD, tăng 43,3%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 524 triệu USD, tăng 5%; nhóm hàng hóa khác đạt 3 tỷ USD, tăng 11,1%.

Bên cạnh đó, có 2/12 nhóm hàng chủ yếu kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ là: hàng giầy dép và sản phẩm từ da đạt 245 triệu USD, giảm 10,7%; nhóm điện thoại và linh kiện đạt 77 triệu USD, giảm 14,4%.

Tính riêng trong tháng 8 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội ước tính đạt 1,8 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng 7/2024 và tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 2,5% và tăng 21,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 704 triệu USD, giảm 6,7% và tăng 4,3%.

Trong tháng 8/2024, một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ như: hàng máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 286 triệu USD, tăng 23,4%; hàng dệt may đạt 221 triệu USD, tăng 2%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 220 triệu USD, tăng 0,8%; máy móc, thiết bị và phụ tùng đạt 214 triệu USD, tăng 12,3%; xăng dầu đạt 162 triệu USD, tăng 43,5%; nhóm hàng hóa khác đạt 409 triệu USD, tăng 15,6%.

Ngược lại, trong tháng 8/2024, có 3 nhóm hàng chủ yếu kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ là nhóm hàng nông sản đạt 85 triệu USD, giảm 5,6%; nhóm hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 64 triệu USD, giảm 8,2%; và nhóm hàng gốm sứ đạt 19 triệu USD, giảm 3,8%.

Cũng theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội tháng 8/2024 ước tính đạt 3,6 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng 7/2024 và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa khu vực kinh tế trong nước đạt 3 tỷ USD, giảm 0,2% và tăng 12,4; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 572 triệu USD, giảm 6,5% và tăng 8,1%.

Một số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ như: nhóm hàng máy móc thiết bị phụ tùng đạt 640 triệu USD, tăng 35,5%; nhóm hàng máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 234 triệu USD, tăng 10,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 206 triệu USD, tăng 35,4%; kim loại đạt 149 triệu USD, tăng 75,5%; vải đạt 81 triệu USD, tăng 13,1%; sản phẩm hóa chất đạt 77 triệu USD, tăng 7,9%; nhóm hàng hóa khác đạt 1,3 tỷ USD, tăng 29,3%.

Một số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ: Xăng dầu đạt 373 triệu USD, giảm 39,3%; sắt thép đạt 157 triệu USD, giảm 7,7%; chất dẻo đạt 112 triệu USD, giảm 0,1%; ngô đạt 61 triệu USD, giảm 7,7%; thức ăn gia súc đạt 53 triệu USD, giảm 7,7%.

Tính chung 8 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Thành phố ước đạt 26,8 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 22,4 tỷ USD, tăng 16,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt 4,4 tỷ USD, tăng 5,3%.

Một số nhóm hàng có giá trị nhập khẩu lớn như: Máy móc thiết bị, phụ tùng đạt 4,5 tỷ USD, tăng 20,8%; xăng dầu đạt 3,4 tỷ USD, giảm 4,2%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 1,7 tỷ USD, tăng 12,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,5 tỷ USD, tăng 22,5%; sắt thép đạt 1,4 tỷ USD, tăng 25,8%; kim loại khác đạt 987 triệu USD, tăng 56,2%.

Cùng chuyên mục
  • Hà Giang: Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 42,3% kế hoạch
    9 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Do gặp khó khăn trong việc cung cấp nguồn nguyên vật liệu xây dựng thông thường cho các dự án, thiếu nguồn nhân lực cục bộ, giá cả nguồn vật liệu cao, diễn biến thời tiết bất thường nên việc thực hiện các dự án và tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 của tỉnh Hà Giang chưa đạt kế hoạch đề ra.
  • Nam Định: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực
    9 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Theo Cục thống kê tỉnh Nam Định, tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh trong tháng 8/2024 ước tăng 2,52% so với tháng trước và tăng 14,36% so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp sẽ tiếp tục giữ đà tăng trưởng tích cực trong những tháng cuối năm 2024.
  • Long An ưu tiên thu hút đầu tư một số ngành, lĩnh vực
    9 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Long An sẽ ưu tiên thu hút đầu tư: Công nghiệp chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao; năng lượng tái tạo, các khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao; hạ tầng thương mại; dịch vụ logistics; du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn.
  • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hải Phòng phân bổ 47,02 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3
    9 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Hải Phòng - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ Thành phố ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.
  • Bình Định: Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính
    9 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Xác định cải cách hành chính là khâu đột phá để xây dựng một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Bình Định luôn quan tâm đẩy mạnh công tác này. Nhờ đó, nền hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hà Nội tăng cao so với cùng kỳ